Bộ luật hàng hải ra đời và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng hải và kinh tế xã hội của đất nước. Cùng tìm hiểu các quy định về chính sách phát triển hàng hải, tàu biển, thuyền viên, cảng biển, vận tải biển và dịch vụ thương mại, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cứu hộ hàng hải:
1.1. Cứu hộ hàng hải là gì?
Cứu hộ hàng hải theo quy định của pháp luật được hiểu là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
Trên thực tế thì cứu nạn hàng hải là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa khẩn cấp đến tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp chăm sóc y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. Dịch vụ này thường sẽ là hoàn toàn miễn phí.
Hợp đồng cứu hộ hàng hải là một loại hợp đồng được giao kết giữa người cứu hộ và người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chở trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó.
Như vậy, ta nhận thây, theo quy định này thì hợp đồng cứu hộ hàng hải có thể được lập bằng bất cứ hình thức nào do các bên thỏa thuận mà không nhất thiết phải lập thành văn bản theo quy định pháp luật hiện hành.
1.2. Nghĩa vụ của người cứu hộ, chủ tàu và thuyền trưởng:
Nghĩa vụ của người cứu hộ, chủ tàu và thuyền trưởng được quy định như sau:
– Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ sau đây:
+ Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ tiến hành việc cứu hộ một cách mẫn cán.
+ Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường.
+ Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ phải yêu cầu sự hỗ trợ của những người cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết.
+ Trong quá trình cứu hộ, người cứu hộ có nghĩa vụ chấp nhận hành động cứu hộ của những người cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lí của chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, số tiền công của người cứu hộ đó không bị ảnh hưởng, nếu việc cứu hộ của những người cứu hộ khác là bất hợp lí.
– Chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm có nghĩa vụ sau đây:
+ Chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm có nghĩa vụ hợp tác với người cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ.
+ Chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm có nghĩa vụ phải hành động mẫn cán để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường khi đang được cứu hộ.
+ Khi tàu biển hoặc các tài sản khác được cứu hộ được đưa đến địa điểm an toàn, phải giao lại tàu biển hoặc tài sản đó cho người cứu hộ, nếu người cứu hộ yêu cầu hợp lí.
2. Quy định về tiền công cứu hộ hàng hải:
Quyền hưởng tiền công cứu hộ được pháp luật quy định như sau:
– Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lí.
– Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.
– Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lí; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.
– Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lí của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.
Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ được quy định tại Điều 267 Bộ Luật hàng hải với nội dung như sau:
– Tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ
– Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:
+ Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được.
+ Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường.
+ Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ.
+ Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn.
+ Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển.
+ Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ.
+ Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ.
+ Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện.
+ Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ.
+ Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.
– Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.
Ta nhận thấy, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ đó là tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lí và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ. Cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lí thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở do pháp luật quy định. Ngoài ra thì tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải theo quy định của pháp luật hàng hải.
3. Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải:
Điều này được hướng dẫn tại Điều 268 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) với nội dung cụ thể như sau:
“1. Trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hóa trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu.
2. Khoản tiền công đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ. Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì
3. Chi phí phát sinh của người cứu hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các chi phí hợp lý mà người cứu hộ trực tiếp chi trả và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ thực tế sử dụng thiết bị, nhân viên cứu hộ trong hoạt động cứu hộ. Khi xác định chi phí phát sinh của người cứu hộ phải căn cứ quy định tại các điểm h, i và k khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt quy định tại Điều này chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.
5. Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt đó.
6. Các quy định tại Điều này không ảnh hưởng đến quyền truy đòi của chủ tàu đối với các bên được cứu hộ.”
Như vậy, ta nhận thấy, ngoài được hưởng tiền công cứu hộ trên, người cứu hộ có thể được hưởng tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải mà chưa được hưởng theo quy định trên, tiền thưởng cứu người trong tiền công cứu hộ. Việc hưởng tiền công cứu hộ cần tuân thủ theo đúng quy định được nêu cụ thể bên trên để đảm bảo quyền lợi của các tàu thuyền cứu hộ.