Người bị cụt chân gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động đời sống sinh hoạt, nên có một số quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, Cụt chân trái có được học bằng lái ô tô hạng B1 không? Nếu cá nhân có hành vi vi phạm khi không có bằng lái thì bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cụt chân trái có được học bằng lái ô tô hạng 1 không?
Nhu cầu được tham gia giao thông là quyền chính đáng của mỗi công dân nhưng để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng các phương tiện cũng như an toàn cho chủ xe và những người tham gia giao thông nên Nhà nước đã có một số quy định giới hạn quyền này với một số cá nhân. Việc giới hạn này được căn cứ trên những điều kiện mà pháp luật đề ra, cụ thể:
1.1. Cá nhân cần đảm bảo độ tuổi để thực hiện quyền này:
Độ tuổi là một trong những điều kiện đầu tiên để xem xét một cá nhân có đủ điều kiện để tham gia thi bằng lái hay không. Theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 16 Thông tư
Bằng lái ô tô hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe dưới đây:
+ Cá nhân trực tiếp điều khiển ô tô số tự động trở người đến 9 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Thi bằng lái để điều khiển ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật cũng nằm trong quy định tại thông tư này;
– Với những người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe theo quy định thì cần học bằng lái ô tô hạng b1:
+ Với ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Với những ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ngoài ra, việc vận hành sử dụng máy kéo kéo một rơ móoc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Để quản lý chặt chẽ vấn đề này theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã ghi nhận rõ về độ tuổi của người lái xe như sau:
– Những cá nhân đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy mà loại xe này chỉ chứa dung tích xi lanh dưới 50 cm3;
– Cá nhân khi đủ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện để được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; với độ tuổi này những loại xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi cũng có thể được cá nhân học lái;
– Để lái được những hạng xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2) thì cá nhân đó phải đảm bảo độ tuổi đủ 21 tuổi trở lên;
– Cá nhân khi đủ 24 tuổi trở lên thì được học bằng lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
Theo quy định, độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, theo quy định trên, độ tuổi để cá nhân học bằng lái B1 phải đảm bảo độ tuổi là 18 tuổi. Độ tuổi này khi học bằng lái xe hạng B1 thì cá nhân được phép điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
1.2. Đảm bảo về điều kiện sức khỏe:
Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư
CHUYÊN KHOA | TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE |
TÂM THẦN | Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng. |
Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. | |
THẦN KINH | Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị). |
Liệt vận động từ hai chi trở lên. | |
Hội chứng ngoại tháp | |
Rối loạn cảm giác sâu. | |
Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý. | |
MẮT | – Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). – Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. | |
Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. | |
TIM MẠCH | Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). |
HÔ HẤP | Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC). |
CƠ – XƯƠNG – KHỚP | Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). |
SỬ DỤNG THUỐC, CHẤT CÓ CỒN, MA TÚY VÀ CÁC CHẤT HƯỚNG THẦN | – Sử dụng các chất ma túy. – Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định. |
Như vậy, với quy định nêu trên thì cá nhân là người khuyết tật có những yếu tố không đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi thì không được cho học bằng lái ô tô hạng B1.
2. Cụt chân trái không được điều khiển loại phương tiện giao thông nào?
Theo phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải), người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây về xương khớp thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
NHÓM 1: DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1
Cá nhân bị cụt hoặc chức năng sử dụng một bên bàn tay không sử dụng được hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
NHÓM 2: DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1
Vì bất kỳ lý do nào mà 01 bàn tay của người có nhu cầu học bằng lái bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
NHÓM 3: DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE
Cá nhân khi mắc chứng bị cứng/dính một khớp lớn. Ở những vị trí xương lớn phải lắm khớp giả để hỗ trợ quá trình vận động. Hình dáng chủ thể bị gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.
Ngoài ra, có sự chênh lệch về chiều dài giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới, mà sự chênh lệch này từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ. Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.
Như vậy, cá nhân bị cụt 1 chân trái không đủ điều kiện cơ bản để được tham gia học bằng lái và điều khiển các loại phương tiện giao thông nêu trên.
3. Không có bằng lái xe nhưng cố tình điều khiển ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông. Cá nhân tham gia giao thông, điều khiển ô tô nhưng không giấy phép lái xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm là Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khi cá nhân không đủ điều kiện về sức khỏe, không có giấy phép lái xe mà cố tình lưu thông trên đường dẫn đến tai nạn giao thông mà gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản thì đủ điều kiện để xem xét trách nhiệm hình sự. Cá nhân có hành vi vi phạm về giao thông có thể bị xử lý theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm giao thông đường bộ trong tình huống này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật và những khoản chi phí khác liên quan đến thân nhân nạn nhân khi người này đang có trách nhiệm nuôi dưỡng con chưa thành niên,…
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.