Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ được phân theo nhiều tội danh khác nhau như tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tội Cướp giật tài sản.
Mục lục bài viết
1. Cướp giật tài sản là gì?
Theo quy định của
Vậy, cướp giật tài sản là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản một cách công khai nhanh chóng tài sản của người khác và nhanh chóng tẩu thoát, tránh sự phản kháng của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản.
Đây được xem là hành vi vô cùng nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Không những thế nhiều trường hợp còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, an ninh cộng đồng và ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng của người khác
Cướp giật được dịch sang tiếng Anh như sau: Robbery
Robbery is the act of publicly appropriating property in a public manner, quickly, and quickly escaping, avoiding the resistance of the property owner.
2. Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự:
Tội cướp giật tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành cụ thể như sau:
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm. Ddieuf 59
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
5. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Trên đây là nội dung quy định của Bộ luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Tùy thuộc vào từng hành vi thực hiện cũng như những hậu quả cho xã hội mà bị áp dụng hình phạt phù hợp, đảm bảo đúng người đúng tội. Và các yếu tố cấu thành tội cướp giật được phân tích như sau:
3. Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản:
Thứ nhất, mặt khách quan của tội cướp giật tài sản
Cướp giật tài sản là tội danh mà người phạm tội thực hiện các hành vi công khai, không lén lút, thực hiện hành vi trước mặt chủ tài sản. Hành động bất ngờ, nhanh chóng khiến cho chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không phản ứng kịp thời. Một số hành vi được sử dụng để như giằng lấy, đoạt lấy, giật lấy, hoặc nhân cơ hội chủ quan, buông lơi của người khác mà hành động bất ngờ rồi chạy thoát…tranh thủ sự sơ hở của chủ tài sản hoặc phạm tội chủ động tạo ra sơ hở rồi nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.
Thứ hai, mặt khách thể
Khách thể trong tội danh này chính là người thực hiện hành vi cướp giật đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ theo quy định. Thông thường những tài sản được các đối tượng hướng đến là những tài sản nhỏ gọn, hoặc dễ sử dụng từ đó giúp cho các đối tượng có thể thuận tiện lấy đi và nhanh chóng tấu thoát.
Thứ ba, mặt chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi là người có đầy đủ năng lực hành vi, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định. Cụ thể:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu cấu thành tội danh đối với tội cướp giật tài sản. Tại quy định này chúng ta nhận thấy chủ thể của hành vi này là những đối tượng từ đủ 16 tuổi trở lên khi có dấu hiệu cấu thành tội thì sẽ bị áp dụng hình phạt theo từng khung hình phạt phù hợp mà không phụ khả năng nhận thức.
- Ngoài ra, những đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này nếu rơi vào trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
+ Tội phạm rất nghiêm trọng chính là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. Đối với tội danh cướp giật tài sản thì người phạm tội bị áp dụng với khung hình phạt tại khoản 3, Điều 171 của Bộ luật hình sự.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tức là người thực hiện hành vi bị áp dụng khung hình phạt tại khoản 4, Điều 171 của Bộ luật hình sự.
Thứ tư, mặt chủ quan
Đây là hành vi cố ý thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra là có thể thực hiện thành công hành vi giật tài sản của người khác và tẩu thoát. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xảy ra ngoài mong đợi của người thực hiện hành vi. Nhiều trường hợp vì bị cướp giật mà nhiều người bị té dẫn đến bị thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng vì xảy ra tai nạn giao thông ngoài ý muốn xuất phát từ hành vi bị giật bất ngờ và phản ứng không kịp.
4. Phân biệt giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản:
Để có thể phân biệt được công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội cướp giật tài sản là cả một quá trình tìm hiểu và nguyên cứu lâu dài. Bởi lẽ hai tội danh này thường hay bị nhầm lẫn về các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chúng ta cần hiểu tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng hoàn cảnh đang diễn ra bất lợi với người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản, tức là họ rơi vào trạng thái không có điều kiện để ngăn cản hay phản kháng để công nhiên chiếm đoạt tài sản. Điểm giống nhau giữa của hai tội danh này chính là thực hiện hành vi một cách công khai, tuy nhiên, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xảy ra khi chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản mặc dù sự việc đang diễn ra trước mắt và ngươi thực hiện hành vi không cần phải dùng bất kỳ một công cụ hay phương tiện hỗ trợ nào.
Thứ hai, để xác định được người thực hiện hành vi có phải thuộc trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản hay cướp giật tài sản thì cần xác định dựa trên yếu tố khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và tẩu thoát. Và dấu hiệu phân biệt rõ nhất chính là người phạm tội biết hành vi của mình có tính chất công khai và không có ý định che dấu hành vi đó. Dấu hiệu nhanh chóng tẩu thoát sau khi thực hiện xong hành và lợi dụng sơ hở của chủ tài sản, sơ hở có thể do chính chủ sở hữu vô ý tạo nên hoặc do chính người thực hiện tại nên để có thể thuận tiện thực hiện hành vi. Khác với công nhiên chiếm đoạt, cướp giật tài sản mong muốn chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không kịp để phản ứng kịp thời ngăn cản việc chiếm đoạt do vậy hoàn toàn không cần phải sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào để đối phó trực tiếp với chủ sở hữu.
Ví dụ: A đang lái xe thì gặp B đang đi bộ và A đã dừng xe hỏi chuyện thì được biết B đang trên đường về quê thì bị tài xế xe khách bỏ quên. Sau khi hỏi chuyện thì được biết A đi ngang qua khu vực gần nhà B nên cho đi nhờ. Tuy nhiên, sau đó đi được 1 giờ đồng hồ thì xe hết xăng và cả hai có dừng xe để đổ xăng thì lợi dụng lúc A đi vào cây xăng để mua nước B nhanh chóng điều khiển xe chạy đi.
Đây chính là hành vi cướp giật tài sản bởi trong tình huống này B không cần phải tạo ra sơ hở mà trực tiếp lợi dụng lúc B đi mua nước để nhanh chóng điều khiển xe chạy đi. Như vậy, B không cần phải dùng bất kỳ thủ đoạn đối phó trực tiếp với B mà lợi dụng tình huống A sơ hở rồ nhanh chóng chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của A.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi, bổ sung 2017;Bộ luật dân sự 2015 .