Hành vi cưỡng ép người khác từ chối di sản là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ khác nhau, hành vi này có thể bị áp dụng biện pháp dân sự, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Cưỡng ép người khác từ chối di sản bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi trộm cắp tài sản của người khác, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc các địa điểm thuộc quyền quản lý của người khác trái quy định của pháp luật nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
+ Công nhân chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc đến thời điểm cần phải trả lại tài sản cho người khác xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện để hoàn trả và có khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
+ Không trả lại tài sản cho người khác xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng, tuy nhiên sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không còn khả năng để hoàn trả lại tài sản;
+ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cơ quan và các doanh nghiệp khác trong xã hội.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;
+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc tạo ra hoàn cảnh khách quan để buộc người khác đưa tiền phải đưa tài sản cho mình;
+ Gian lận, lừa đảo trong quá trình môi giới phải hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua bán nhà đất, các loại tài sản khác;
+ Có hành vi mua bán, cắt, sử dụng tài sản của người khác khi biết rõ tài sản đó có được do hành vi vi phạm pháp luật;
+ Sử dụng, mua bán, cầm cố, thế chấp trái phép tài sản của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác;
+ Cưỡng đoạt tài sản, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi cưỡng ép người khác từ chối nhận di sản có thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Trong trường hợp, hành vi cưỡng ép người khác từ chối nhận di sản xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng.
2. Cưỡng ép người khác từ chối di sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi bị cưỡng ép người khác từ chối nhận di sản hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ về tội cưỡng đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 170 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định có thể bao gồm:
– Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc;
– Hành vi khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản.
Về dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần đã thể hiện lỗi của người phạm tội được xác định là lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm theo quy định của điều luật này là mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác trái quy định của pháp luật. Việc thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần đã được quy định là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì hành vi này sẽ không được coi là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Điều 170 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù. Hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm tù đến 10 năm tù. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm tù đến 15 năm tù. Khung hình phạt thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi, người có hành vi cưỡng ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt nặng nhất là lên đến 20 năm tù.
3. Cưỡng ép người khác từ chối di sản sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc từ chối nhận di sản. Cụ thể như sau:
– Người thừa kế sẽ có quyền từ chối nhận di sản theo nguyện vọng của bản thân, ngoại trừ trường hợp từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với người khác;
– Việc từ chối nhận di sản cần phải được lập thành văn bản, văn bản đó cần phải được gửi đến người quản lý di sản, những người đồng thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản;
– Quá trình từ chối nhận di sản cần phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản trên thực tế.
Như vậy có thể nói, nếu như một người thừa kế không muốn nhận di sản thừa kế, người thừa kế đó hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản, tuy nhiên mục đích từ chối nhận di sản không phải là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng, đảm bảo ý chí của những người thừa kế trong quá trình nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu việc từ chối nhận di sản không phải để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác, thì quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế sẽ được tôn trọng và bảo vệ, không ai có quyền ép buộc hoặc ngăn cản người khác nhận di sản. Người nào có hành vi cưỡng ép người khác từ chối nhận di sản nhằm hưởng phần di sản đó của người thừa kế thì ngoài trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự theo như phân tích nêu trên, còn có thể áp dụng các biện pháp về dân sự.
Theo đó, người nào có hành vi ép người khác từ chối nhận di sản sẽ thuộc một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những người không được quyền hưởng di sản. Trong đó có đối tượng: người bị kết án về hành vi cố tình xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế nhằm mục đích hưởng một phần hoặc hưởng toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng.
Đồng nghĩa với việc, nếu một người thừa kế người thừa kế khác từ chối nhận di sản để bản thân hưởng một phần hoặc hưởng toàn bộ phần di sản của người đó, đã bị kết án về hành vi này, thì theo quy định của pháp luật về dân sự, sẽ không được hưởng thừa kế, ngoại trừ trường hợp người để lại di sản vẫn cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.