Hiện nay, khi đời sống đang ngày càng phát triển và hiện đại hơn đã giúp hạn chế được những vấn đề, tệ nạn xảy ra. Tuy nhiên, tại một số vùng, miền trên đất nước ta vẫn còn tồn tại những phong tục, tập quán lỗi thời. Cùng tìm hiểu về hiện trạng cưỡng ép kết hôn. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng ép kết hôn là gì?
Trong thời đại phát triển và văn minh như hiện này thì hầu như bất kỳ ai cũng ý thức được nhu cầu hạnh phúc có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Bên cạnh đó việc phổ cập pháp luật đặc biệt là
Theo đó, kết hôn được hiểu là một nhu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân và không có bất kỳ cá nhân hay tổ nào có quyền ngăn cấm hoặc cản trở. Đây được xem là việc một nam và một nữ đủ độ tuổi kết hôn cho phép theo quy định của pháp luật và không thuộc các trường cấm kết hôn như có yếu tố cưỡng ép, không tự nguyện của một hoặc cả hai người, người mất năng lực hành vi dân sự, kết hôn giả tạo và đặc biệt là giữa những người có quan hệ huyết thống với nhau.
Như vậy, cưỡng ép kết hôn có thể hiểu là một hành vi cấm trong kết hôn khi không có sự tự nguyện của một hoặc cả hai người. Việc kết hôn được thực hiện bằng cách dùng những hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, ngược đãi, yêu sách của cải tức là đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc một số thủ đoạn khác để có thể ép người khác kết hôn.
Do đó để bảo vệ những cá nhân bị ép kết hôn như trên thì pháp luật nước ta đã quy định rõ về khái niệm cưỡng ép kết hôn và chế tài xử lý. Đồng thời người bị cưỡng ép kết hôn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ kết hôn trái pháp luật.
Cưỡng ép kết hôn được dịch sang tiếng Anh như sau: Forced marriage
Cản trở hôn nhân: Interfering with marriage
Chế tài: Punishment
Thủ đoạn: Tricks
Uy hiếp: Bullying
Tự nguyện: Voluntary
2. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân:
Giống như những tội danh khác thì cưỡng ép kết hôn trái pháp luật được xem là hành vi vi phạm các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Bộ luật hình sự, cụ thể đối với tội danh này sẽ được quy định tại Điều 181 của Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Bộ luật hình sự có quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân như sau:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Cưỡng ép kết hôn nếu xét đến thời kỳ hiện nay thì rất hiếm xảy ra bởi một phần do những văn hóa của phương tây được du nhập và nước ta và cũng một phần nhờ vào sự nhận thức về hạnh phúc của con cái mà những bậc làm cha làm mẹ đã không ép buộc con mình phải lấy người mình không yêu thương vì một số lý do như kinh tế, hứa hôn, hoặc những lợi ích khác…
Tuy nhiên, tại một số gia đình vẫn xảy ra tình trạng này khiến ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe thậm chí là tính mạng do người bị ép hôn rơi vào trạng thái bị quan. Không những vậy tại một số vùng dân tộc thiểu số với dân trí còn thấp và tục lễ cổ hũ đã khiến cho việc ép hôn này được xem như một nét văn hóa riêng của vùng miền đó, khiến nhiều cô gái rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không thể có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Nhận thức được việc đó, pháp luật nước ta từ những năm ban hành
Như vậy, loại tội phạm này chỉ có một khung hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, thể hiện quan điểm về mức hình phạt không cao của các nhà làm luật. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì việc xử lý các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình không những phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của hình phạt và quyết định hình phạt, mà phải phù hợp với những đặc điểm của quan hệ gia đình và đạo đức xã hội, khi người phạm tội hầu hết là những bậc gia trưởng trong gia đình dòng họ, có công lao nhất định đối với việc sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục người bị cưỡng ép kết hôn hay cản trở hôn nhân, mặt khác, phải tính đến việc khôi phục những quan hệ tình cảm, những giá trị gia đình sau khi tội phạm thực hiện.
Đồng thời tại điều 10 của
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Như vậy, đối với hành vi cưỡng ép kết hôn thì người có thẩm quyền hủy kết hôn do hành vi cưỡng ép chính là cá nhân bị cưỡng ép yêu cầu
Bên cạnh người có hành vi sử dụng những thủ đoạn để uy hiếp người khác kết hôn với mình thì có thể bị phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm chưa cấu thành tội danh.
3. Các yếu tố cấu thành tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân:
Thứ nhất, khách thể
Tội cưỡng ép kết hôn chính là hành vi xâm phạm đến mối quan hệ được pháp luật bảo vệ liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Cụ thể là xâm phạm đến việc tự nguyện, nhu cầu kết hôn trên tiêu chí đúng người mình yêu theo đúng nguyện vọng của người khác.
Thứ hai, mặt khách quan
Khách quan của tội phạm là những hành vi được thể hiên bên ngoài của tội phạm. Cụ thể hành vi được sử dụng cho tội danh này chính là sử dụng những thủ đoạn khác nhau như đe dọa, ngược đãi, uy hiếp tinh thần ….
Hậu quả của hành vi này nhằm đạt được mục tiêu kết hôn với đối phương, đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền nhu cầu hạnh phúc của người, một trong những lĩnh vực được pháp luật rất quan tâm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả là do hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả, và nhiều khi hậu quả xảy ra ngoài mong đợi của tội phạm.
Các công cụ hỗ trợ cho hành vi này được đối tượng có thể sử dụng là hung khí, phương tiện gây hại, hoặc một bí mật nào đó…
Thứ ba, mặt chủ quan
Tội phạm thực hiện hành vi này là những cá nhân đã có suy nghĩ và lên kế hoạch từ trước để bắt buộc, cưỡng ép, đe dọa người khác phải kết hôn với mình. Do đó đây chính là hành vi có yếu tố lỗi cố ý trực tiếp. Họ mong muốn kết quả của hành vi này được xảy ra, muốn đối phương phải kết hôn với mình.
Thứ tư, chủ thể
Chủ thể của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đa số chủ thể thường có mối quan hệ nhất định với người bị hại như quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, công việc…và người bị hại thường có sự lệ thuộc nhất định vào những người này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.