Quy định pháp luật về Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Cưỡng chế bằng biện pháp làm thủ tục hải quan? Nội dung của quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi công dân, với nguồn thuế lớn nhà nước có thể thực hiện các chiến lược, kế hoạch xây dựng và đổi mới đất nước hướng đến sự hiện đại phục nhụ, đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của nhân dân; Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cố tình tìm cách trốn tránh trách nhiệm hay cố tình không nộp thuế vào ngân sách nhà nước sẽ là một thiệt hại lớn đối với nguồn thu ngân sách quốc gia. Chính vì vậy đòi hỏi nhà nước cũng như pháp luật phải có các biện pháp mang tính chất cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế để đảm bảo phát triển bền vững ngân sách quốc gia, một các biện pháp đó là biện pháp “Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan”.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý thuế 2019
– Nghị định 126/2020/NĐ – CP Quy định một số điều của Luật Quản lý thuế
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật về Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- 2 2. Cưỡng chế bằng biện pháp làm thủ tục hải quan:
- 3 3. Nội dung của quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- 3.1 3.1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
- 3.2 3.2. Các trường hợp không áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
- 3.3 3.3. Quy định về thông báo áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
- 3.4 3.4. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng cưỡng chế:
- 3.5 3.5. Các trường hợp tạm dừng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
1. Quy định pháp luật về Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Biện pháp cưỡng chế này đã được pháp luật thuế quy định chặt chẽ và rõ ràng tại Điều 131 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc quy định rõ ràng và cụ thể biện pháp cưỡng chế dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của nhà nước sẽ đem lại nhiều ý nghĩa to lớn trong quá trình áp dụng pháp luật được thi trên thực tế.
Một mặt, đây sẽ là những cơ sở, căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tình ép buộc phải thi hành đối với những đối tượng vi phạm nghĩa vụ nộp thuế; Mặt khác với các quy định trên giúp bảo đảm sự ổn định và phát triển trong các hoạt động thu thuế của nhà nước tránh tình trạng hao hụt thuế để làm cơ sở vững chắc phát triển, hiện đại hóa đất nước nhằm đem đến những giá trị thiết thực đối với cuộc sống của người dân của quốc gia đó.
2. Cưỡng chế bằng biện pháp làm thủ tục hải quan:
Đây là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính của các cơ quan thuế có thẩm quyền áp dụng với nội dung là tạm ngừng việc làm thủ tục hải quan trong một thời gian nhất định đến khi không còn căn cứ, cơ sở để áp dụng đối một số người có nghĩa vụ nộp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đã được
3. Nội dung của quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
3.1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đó là những quy định hành chính về trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản; Hay Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
3.2. Các trường hợp không áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Quản lý thuế và khoản 2 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ – CP việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan sẽ bao gồm hai trường hợp:
Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3.3. Quy định về thông báo áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Căn cứ theo Nghị định 126/2020/NĐ – CP thì:
Quyết định cưỡng chế được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế và thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định bằng phương thức điện tử trong trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế còn đối với trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định sẽ được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương thì được coi là quyết định đã được giao.
Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
3.4. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng cưỡng chế:
Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
“1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 của Luật này”.
Theo đó người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan sẽ bao gồm những người của một số cơ quan có thẩm quyền ra quyết định là Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan khi có căn cứ đủ điều kiện áp dụng biện pháp.
3.5. Các trường hợp tạm dừng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Khi người phải chấp hành quyết định đáp ứng các điều kiện sau đây thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tạm dừng áp dụng biện pháp:
Thứ nhất, người có nghĩa vụ nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác;
Thứ hai, người có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
Thứ ba, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.
Khi đáp ứng các điều kiện này người có nghĩa vụ nộp thuế có thể gửi yêu cầu đến cơ quan thuế có thẩm quyền để tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế theo trình tự và thủ tục tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ – CP.
Như vậy, Tại bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cơ bản xoay quanh quy định pháp luật về “Cưỡng chế bằng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” trong lĩnh vực thuế, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn khi đang nghiên cứu và tìm hiểu về biện pháp cưỡng chế này, mọi thắc mắc xin liên hệ với Luật Dương Gia theo thông tin liên lạc ở trên, chúng tôi với đội ngũ nhân viên chất lượng sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc.