Cưỡng chế quyền sửu dụng đất sai trình tự xử lý thế nào? Quy định về trình tự thu hồi đất.
Cưỡng chế quyền sửu dụng đất sai trình tự xử lý thế nào? Quy định về trình tự thu hồi đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho Tôi xin hỏi: gia đình tôi có đất trồng cây lâu năm từ năm 1997 có sổ đỏ cấp năm 1997. đến nay chương trình đô thị miền núi phía bắc- Thành phố điện Biên phủ >hạng mục nạo vét, xây cải tạo suối C13.
Khi họp mời các hộ dân có đất thu hồi để cải tạo suối. họp triển khai lấy tim suối để lấy đất sang 2 bên của dòng suối, nhưng khi thực hiện lại lấy toàn bộ phần đất vào đất của gia đình mà không lấy sang bờ suối bên kia.
Khi chưa có quyết định thu hồi đất gửi tới gia đình, thì bên thực hiện dự án đã cho máy xúc vào múc đất của gia đình và phá cây cối hoa màu gia đình trồng trên đất. gia đình đã có đơn gửi lên UBND thành phố.
Đến nay GĐ không nhận được lời giải thích của cấp trên mà cũng không nhận được đền bù, mà đến ngày 20/8/2016 GĐ mới nhận được quyết định thu hồi đất và tiền đền bù từ ngày 20/8/2016. cho Tôi hỏi tự ý vào phá cây trồng lâu năm và hoa màu gần 2 năm của gia đình . Bên dự án phải trả đền bù cho GĐ tôi như thế nào mới đúng, rất mong sự hỗ trợ tư vấn.
GĐ Tôi xin trân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2009;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 74 Luật đất đai 2013:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Theo vậy, việc đền bù và bồi thường đất đai vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội khi nhà nước thu hồi thuộc về UNBD thành phố chỉ đạo, việc thi hành quyết định thu hồi được thực hiện như quy định tại Điều 67 Luật đất đai 2013:
Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trình tự cưỡng chế thu hồi đất: 1900.6568
Như vậy, xác định sau khi có quyết định thu hồi đất thì gia đình bạn mới phải thực hiện các nghĩa vụ phối hợp liên quan với cơ quan có thẩm quyền liên quan đất mảnh đất bị thu hồi, việc chưa có quyết định thu hồi có nghĩa là quyền sử dụng mảnh đất vẫn thuộc sở hữu của gia đình bạn, bên thực hiện dự án có hành vi phá cây cối và hoa màu lâu năm là sai với quy định của pháp luật, xác định mức độ thiệt hại có thể phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2009:
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hoặc có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy đối với hành vi này bạn có thể trực tiếp tố giác lên cơ quan công an để yêu cầu giải quyết, bạn cũng có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên mức thiệt hại thực tế do hành vi cố ý hủy hoại tài sản của bên dự án đầu tư thực hiện.
Nếu như gia đình không đồng ý với quyết định thu hồi đất và tiền đền bù không thỏa đáng hoặc không đúng với quy định pháp luật gây ảnh hưởng tới gia đình, gia đình có quyền khiếu nại theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
6. Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, hành vi thực hiện khác với thỏa thuận khi họp hộ dân của bên dự án đã không lấy đất sang 2 bên của dòng suối mà khi thực hiện lại lấy toàn bộ phần đất vào đất của gia đình gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân có liên quan thì gia đình cùng những hộ dân bị ảnh hưởng có thể khiếu nại hành vi này lên chủ dự án đầu tư hoặc trực tiếp khởi kiện họ ra Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.