Cưỡng chế nợ thuế góp phần bảo đảm công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp thuế ngân sách nhà nước. Vậy cưỡng chế nợ thuế là gì? Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế nợ thuế là gì?
Thuế là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước do các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ luật định phải nộp cho Nhà nước nhưng Nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả người nộp thuế một lợi ích tương ứng với số thuế đã nộp. Khoản thu từ thuế vào ngân sách nhà nước là nhằm trang trải các chi phí để duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và trang trải các chi phí công cộng phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Do vậy, nếu các thể nhân và pháp nhân không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế thì Nhà nước buộc phải sử dụng các biện pháp buộc các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Cưỡng chế nợ thuế là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp theo Luật định buộc người nợ thuế đã quá thời hạn chấp hành hoặc hoãn chấp hành các quyết định hành chính thuế nộp đủ tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền.
2. Ý nghĩa của cưỡng chế nợ thuế:
Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế góp phần bảo đảm công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp thuế ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật. Chẳng hạn, trong trường hợp hai công ty cùng nợ một khoản nợ thuế tương đương nhau, một công ty đã thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước, công ty còn lại chảy ý không nộp thuế. Khi đó, cưỡng chế nợ thuế sẽ thực hiện chức năng thu thuế đối với công ty cố tình không nộp thuế đúng hạn. Như vậy đã tạo ra sự công bằng không chỉ đối với nguồn thu vào ngân sách nhà nước mà còn tạo ra sự công bằng đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật thuế.
Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước của thuế, tính chất bắt buộc phải tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Vai trò này được thể hiện rõ trong từng biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Cưỡng chế – thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu có hiệu quả. Bằng các hình thức và biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp tác động đến lợi ích của người nộp thuế buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ.
Thứ ba, cưỡng chế nợ thuế trong công tác quản lý nợ thuế có ý nghĩa trong việc cảnh báo người nộp thuế, qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Việc cưỡng chế thuế thành công đối với những đối tượng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi một tín hiệu cảnh báo đối với những đối tượng này rằng trong tương lai ý đồ cổ tinh không tuân thủ nộp thuế đúng hạn của họ sẽ không thực hiện được và còn bị thiệt hại hơn là tuân thủ tự giác. Đồng thời, cưỡng chế nợ thuế cũng phát đi một tín hiệu cho người nộp thuế khác biết về khả năng không thành công của sự cố tinh không nộp thuế đúng hạn. Qua đó, cưỡng chế thuế thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.
3. Nội dung của cưỡng chế nợ thuế:
Sau khi đã áp dụng các biện pháp quản lý nợ không thu được, thu đủ số nợ thuế cơ quan thuế tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo người nộp thuế tuân thủ quyết định hành chính thuế. Cưỡng chế nợ thuế bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là: Căn cứ vào tình hình thực tế của người nộp thuế và quy định hiện hành của pháp luật cơ quan thuế quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp. Hiện nay theo quy định luật quản lý thuế bao gồm 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Hai là: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.
– Ban hành quyết định cưỡng chế; thông báo cho các bên liên quan được biết
– Phối hợp với các bên liên quan thực hiện quyết định cưỡng chế.
Ba là: Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế, đảm bảo quyết định cưỡng chế được thực hiện đúng. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ cưỡng chế đầy đủ.
4. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:
Cưỡng chế nợ thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế nhằm
bảo đảm sự ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức cá nhân trong xã hội. Bởi vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế là hết sức cần thiết. Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi bổ sung 2012 đã dành hẳn chương IX từ điều 92 đến điều 102 để quy định về nội dung cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, Tổng cục thuế đã xây dựng và ban hành các quy trình về cưỡng chế nợ thuế. Quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế thuế nêu trên, có thể khẳng định pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ và chi tiết về các đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế, các biện pháp cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng, nội dung, điều kiện, trình tự thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Trước đây, theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam đang áp dụng 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sau:
(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
(3) Dùng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(4) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp
(6) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận nghề.
Pháp luật về cưỡng chế nợ thuế hiện hành quy định 7 biện pháp cưỡng chế, có thể được sắp xếp thành 2 nhóm chính sau:
– Nhóm các biện pháp cưỡng chế về tài chính, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế bao gồm: Trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
– Nhóm các biện pháp cưỡng chế liên quan đến các thủ tục hành chính: Dừng làm thủ tục hải quan; Đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; Thu hồi mã số thuế, giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Nhìn một cách khái quát, các biện pháp cưỡng chế thuế này được xem là khá nghiêm khắc vì nó tác động trực tiếp tới tài sản cũng như quyển hoạt động kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế.
5. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
Chúng ta có thể thấy, cưỡng chế nợ thuế là một phần của việc cưỡng chế thi hành pháp luật nói chung.
Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm 9 nội dung: ngày tháng, năm ra quyết định; họ tên nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký và dấu của người ra quyết định.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý hành chính; tiền thuế, tiền phạt của đối tượng bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Mỗi một biện pháp cưỡng chế đều phải thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế
Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin liên quan đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế
Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý Thuế năm 2019
– Thông tư 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế