Biện pháp cưỡng chế là những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, đảm bảo cho công tác phá án và thi hành án, theo đó biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự đã có những quy định chặt chẽ hơn. Vậy cưỡng chế hình sự là gì và các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế hình sự là gì?
Cưỡng chế hình sự là dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cưỡng chế hình sự tiếng Anh có nghĩa là: Criminal coercion.
Criminal coercion is the use of state power to force persons involved in a criminal case to comply with decisions of competent state agencies.
2. Các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự:
Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
2.1. Áp giải, dẫn giải:
Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
Dẫn giải có thể áp dụng đối với
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; Nội dung của văn bản tố tụng; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định:
– Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
– Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ. Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
2.2. Kê biên tài sản:
Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Những người có thẩm quyền: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án
Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
– Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo
– Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
– Người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật hình sự, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
2.3. Phong tỏa tài khoản:
Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Những người có thẩm quyền quy định: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2.4. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản:
Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
– Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
– Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
– Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
3. Đặc điểm của các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự:
Thứ nhất, là một dạng của các biện pháp cưỡng chế nhà nước nói chung, biện pháp cưỡng chế trong
Đối tượng bị áp dụng của các biện pháp cưỡng chế là cá nhân tham gia trong hoạt động tố tụng hình sự với những tư cách tố tụng khác nhau như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại; trong trường hợp Bộ luật hình sự quy định pháp nhân là chủ thể tội phạm thì một số biện pháp cưỡng chế cũng có thể được áp dụng với pháp nhân.
Tuy nhiên, dù là cá nhân hay pháp nhân, với tư cách tham gia tố tụng của mình, họ cũng đều phải thực hiện những nghĩa vụ tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và khi họ không tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định thì phải đối mặt với nguy cơ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm theo luật định.
Thứ hai, là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, chúng được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự thực định –
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Các chủ thể này hoàn toàn chủ động quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có căn cứ do luật định, không phụ thuộc vào ý kiến của những người tham gia tố tụng khác. Ngoài ra, luật còn quy định trình tự, thủ tục và những điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế được xem là hợp pháp khi có căn cứ và tuân thủ trình tự, thủ tục do luật định.
Thứ ba, mục đích áp dụng các biện pháp cưỡng chế là để bảo đảm sự thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
–