Hiện nay, các tội phạm và những vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá trật tự quản lý hành chính nhà nước của chúng ta. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, không tự giác cần áp dụng cưỡng chế. Vậy, cưỡng chế hành chính là gì và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế hành chính là gì?
Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định được áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính.
Hình thức bảo đảm cưỡng chế hành chính là: ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các vi phạm hành chính.
Cưỡng chế hành chính tiếng Anh là: Administrative coercion.
Administrative coercion is a combination of measures prescribed by the administrative law that are applied to directly or indirectly impact on psychology, thoughts and behavior of individuals or organizations, forcing such entities. must fulfill legal obligations for the purpose of preventing, preventing or handling illegal acts, ensuring order and discipline in administrative activities.
2. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Cưỡng chế hành chính là một dạng của cưỡng chế nhà nước. Để bảo vệ trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cần phải nhận thức rõ mối quan hệ của cưỡng chế hành chính với các loại cưỡng chế nhà nước khác.
Căn cứ theo Điều 86
– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật. Không phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính. Chỉ những cơ quan quản lý nhà nước được văn bản pháp luật quy định có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính mới được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.
Ví dụ: Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra nhà nước theo cấp hành chính, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường, giám đốc cảng vụ hàng không, giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thuỷ nội địa, cảnh sát biển, cơ quan quản lý xuất – nhập cảnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp… Thẩm quyền cưỡng chế của mỗi loại cơ quan nhà nước được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật nhằm tránh tình trạng độc quyền, lạm quyền, đảm bảo trật tự và pháp chế. Việc quy định cho nhiều cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết vì vi phạm hành chính xảy ra nhiều, đa dạng trong tất cả mọi ngành, lĩnh vực, mọi cấp quản lý. Nhưng trong thực tế thực hiện vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phân định rõ ràng thẩm quyền của mỗi cơ quan và người có thẩm quyền nên hiệu lực, hiệu quả của quản lý chưa cao.
Trong một số trường hợp, cưỡng chế hành chính còn được thực hiện bởi các cơ quan khác của nhà nước, ví dụ: xử phạt hành chính do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện; người chỉ huy tàu bay, trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện các hành vi như: Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay; các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác…
Mục đích của cưỡng chế hành chính là để phòng ngừa, ngăn ngừa vi phạm pháp luật hành chính; trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm; những trường hợp cần thiết vì lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Cưỡng chế hành chính không chỉ nhằm đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất hành chính mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật khác như luật đất đai, luật dân sự…
Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính, do Luật hành chính quy định. Vì vậy, thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự. Tuy nhiên, với sự thành lập và đi vào hoạt động của Toà hành chính thì trong nhiều trường hợp Toà án cũng được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.
Cưỡng chế hành chính là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng, về các trường hợp được phép áp dụng, về các biện pháp cụ thể để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể, về thủ tục cưỡng chế trong từng trường hợp. Nguyên nhân của việc quy định rất chặt chẽ là do: thứ nhất, đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước rõ nét cho nên cần thiết phải có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm quyền; thứ hai, phương pháp này có thể dẫn đến oan sai cho nên cần có quy định chặt chẽ để tránh tình trạng oan sai.
3. Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế:
Các biện pháp cưỡng chế hành chính có thể do các loại cơ quan khác nhau thực hiện, kể cả hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. Nhưng nhiều nhất là những cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính:
– Cưỡng chế hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính có thẩm quyền áp dụng theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và dân sự. Tòa án chỉ áp dụng cưỡng chế hành chính trong những trường hợp ngoại lệ, nghĩa là không phải bất kỳ cơ quan hành chính nào cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính mà chỉ những cơ quan nhất định trong số đó được nhà nước trao quyền. Theo nguyên tắc chung, việc áp dụng cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của tòa án. Tuy nhiên, với việc tăng cường vai trò của tòa án, thẩm phán việc thành lập và đi vào hoạt động của tòa hành chính thì những trường hợp tòa án áp dụng cưỡng chế hành chính sẽ ngày càng nhiều hơn.
– Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là những cá nhân, tổ chức nhất định được pháp luật quy định trong luật. Ví dụ: Cá nhân vi phạm luật giao thông.
– Cưỡng chế hành chính cũng như thủ tục hành chính, không chỉ nhằm bảo đảm thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn bảo đảm thực và bảo vệ các quy phạm vật chất của nhiều nghành luật khác, như luật hành chính, luật đất đai, kinh tế.,..
– Nét đặc trưng cơ bản của cưỡng chế hành chính là giũa cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cơ quan, người bị áp dụng cưỡng chế hành chính không có quan hệ trực thuộc mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt cưỡng chế hành chính với cưỡng chế kỷ luật – dạng cưỡng chế mà cơ quan hành chính cũng có quyền áp dụng rộng rãi trong hoạt động của mình. Ví dụ: Giữa CSGT và người vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.
Thông thường các biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước không được tự giác chấp hành.
Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định. Thông thường thì các thủ tục áp dụng cưỡng chế hành chính thường đơn giản, nhanh chóng, vì vậy xét trên một mặt nào đó thì trình tự áp dụng cưỡng chế hành chính sẽ năng động hơn so với cưỡng chế dân sự hoặc cưỡng chế hình sự.
Ngoài ra, không phải biện pháp cưỡng chế hành chính nào cũng chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra, mà có thể áp dụng ngay cả khi không có vi phạm xảy ra như biện pháp phòng ngừa hành chính.
4. Nguyên tắc cưỡng chế hành chính:
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc quan trọng sau:
– Chỉ áp dụng cưỡng chế khi nào thuyết phục không hiệu quả.
– Chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế hi nào có quyết định cụ thể và rõ ràng, tuân theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
– Khi cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì phải lựa chọn các biện pháp mang đến thiệt hại ở mức thấp nhất cho đối tượng bị áp dụng.
– Ngay cả khi áp dụng cưỡng chế vẫn phải tiến hành thuyết phục để tạo điều kiện cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành các mệnh lệnh của chủ thể quản lý.
Hiện nay, các tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tỷ lệ với sự phát triển của kinh tế. Đòi hỏi sự linh động trong bộ máy quản lý hành chính. Tuy nhiên, lĩnh vực cưỡng chế hành chính trong vi phạm hành chính hiện nay chưa hiệu quả, do đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh.
Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hiện nay trong một số trường hợp chưa đúng với tính chất của các biện pháp đã làm biến dạng mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Nguyên nhân của thực trạng này là do pháp luật không quy định chính xác tính chất, nội dung, vai trò của mỗi nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính đã làm cho pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả của hoạt động cưỡng chế.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2018 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BXD ngày 23 tháng 03 năm 2020 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
–
– Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
– Nghị định 166/2013/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.