Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động thường xuyên được thực hiện trong công tác thi hành án dân sự. Áp dụng khi các bản án, quyết định không được tự nguyện thi hành, tìm cách trì hoãn, trốn tránh việc thi hành án. Cùng bài viết tìm hiểu về Cưỡng chế dân sự và Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế dân sự là gì?
Cưỡng chế dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền dùng quyền lực nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Cưỡng chế thi hành án có thể được xem xét dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, một chế định pháp luật hoặc một hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Các bản án, quyết định được thi hành án dân sự bao gồm: bản án, quyết định về dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền thi hành án do chấp hành viên hoặc thừa phát lại quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành.
Pháp luật quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế tạo cơ sở cho chấp hành viên lựa chọn áp dụng cũng như việc giám sát thực hiện cưỡng chế thi hành án từ xã hội. Theo quy định tại Điều 71 Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH có các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án:
Về căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự: việc cưỡng chế thi hành án phải căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án.
Về điều kiện cưỡng chế: Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần có các điều kiện cơ bản như: người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án và người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.
Về nguyên tắc cưỡng chế: Chủ thể có thẩm quyền chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế pháp luật quy định; không được áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian và trường hợp pháp luật cấm; Việc cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
4. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền lực Nhà nước: đặc điểm này được thể hiện ở chỗ chỉ có cá nhân thuộc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc người thuộc tổ chức được Nhà nước trao quyền mới có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế. Quyền lực nhà nước được thể hiện thông qua cưỡng chế thi hành án bằng việc chủ thể có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thi hành án ban hành quyết định cưỡng chế buộc cá nhân, tổ chức nhất định phải chấp hành để thi hành bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, nếu không chấp hành thì sẽ bị xử lý nghiêm bằng các phương thức như xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp thi hành án dân sự: Việc thi hành án dân sự được thực hiện trước hết bằng biện pháp tự nguyện thi hành án. Biện pháp tự nguyện thi hành án luôn luôn được khuyến khích, theo đó người phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong thời hạn pháp luật quy định hoặc người phải thi hành án thỏa thuận được với người được thi hành án phương thức thực hiện việc thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, trong trường hợp biện pháp tự nguyện thi hành án không thực hiện được thì phải có sự can thiệp mạnh của Nhà nước để buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án bằng việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phù hợp. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp nhất định, kể cả áp dụng đối với người thứ ba để thi hành án chính là một biện pháp thi hành án dân sự.
Cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng thông qua thực hiện quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành: Cưỡng chế thi hành án được thể hiện cụ thể bằng việc ban hành quyết định của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Với tính chất là một văn bản áp dụng pháp luật, quyết định cưỡng chế thi hành án có giá trị bắt buộc thi hành đối với người bị cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế được ban hành trên cơ sở bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự và nhằm thi hành bản án, quyết định đó, vì vậy nếu quyết định cưỡng chế được ban hành mà không tổ chức thực hiện thì quyết định cưỡng chế thi hành án đó chưa được thực thi trên thực tế, chưa ban hành quyết định cưỡng chế thì cưỡng chế thi hành án chưa được áp dụng.
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của cưỡng chế thi hành án là dùng quyền lực nhà nước thì thông qua thực hiện quyết định có hiệu lực thi hành, cưỡng chế thi hành án là biện pháp hạn chế quyền tự chủ, định đoạt của chủ sở hữu, sử dụng tài sản nhằm đảm bảo khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.
5. Thời hạn thực hiện thi hành án:
Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được
Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Khi hết thời hạn trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
* Căn cứ pháp lý
– Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH ngày 29 tháng 6 năm 2018 hợp nhất Luật thi hành án dân sự;
– Văn bản hợp nhất 1357/VBHN-BTP ngày 14 tháng 4 năm 2020 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
– Nghị định 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 Quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại;
– Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01 tháng 8 năm 2016 Quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Chánh án
– Thông tư 43/2018/TT-BQP ngày 20 tháng 3 năm 2018 Quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;
– Thông tư 200/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 Quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
–