Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương

  • 20/03/202520/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Bài viết dưới đây là tóm tắt Cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương đầy đủ nhất. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tiểu sử nhà thơ Viễn Phương:
      • 2 2. Sự nghiệp của Viễn Phương:
      • 3 3. Phong cách sáng tác:
      • 4 4. Một số nhận định về thơ Viễn Phương:
      • 5 5. Một số bài thơ tiêu biểu của Viễn Phương:

      1. Tiểu sử nhà thơ Viễn Phương:

      Nhà thơ Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1/5/1928 – 21/12/ 2005), ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca của Việt Nam.

      Quê gốc: thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).

      Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn dùng bút danh khác là “Đoàn Viễn” và bên cạnh sang tác thơ ông cũng sáng tác cả văn xuôi.

      Thuở nhỏ, ông đi học, đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra (1945), ông nhập ngũ và được điều về Đội 23. Năm 1952, miền Nam tổ chức tổng kết Giải thưởng Văn học Nghệ thuật mang tên Giải thưởng Cửu Long, và bài thơ “Chiến thắng Hòa Bình” của ông đã đạt giải nhì về thơ.

      Một thời gian ngắn sau đó, Hội Văn học Nghệ thuật miền Nam tổ chức đại hội, và ông được bầu vào Ban Chấp hành. Năm 1954, kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được điều vào Sài Gòn công tác.

      Trở về Sài Gòn, ông đi dạy học và làm việc kiếm sống, nhưng công việc chính vẫn là sáng tác thơ. Dưới bút danh Viễn Phương, ông viết thơ và truyện đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý… Do những bài viết có nội dung phản động, năm 1960, ông bị chính quyền Sài Gòn giam giữ tại Chí Hòa. Trong thời gian ở tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.

      Sau khi ra tù (năm 1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và sáng tác thơ.

      Sau sự kiện 30/4/1975, ông ngay lập tức được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

      Năm 1996, ông là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM.

      2. Sự nghiệp của Viễn Phương:

      Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Viễn Phương hoạt động ở chiến trường miền Nam, là một trong những cây bút đầu tiên của lực lượng nghệ thuật giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

      Có thể nói, Viễn Phương đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp sáng tác thơ ca, văn chương. Với tâm hồn nghệ sĩ, tác giả đã nắm bắt chính xác những sắc thái, cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người. Ông viết để tâm hồn mình tuôn chảy vào câu chữ, viết để cống hiến cho quê hương, đất nước.

      Viễn Phương sáng tác nhiều thể loại, nhưng ở hai thể loại tiêu biểu nhất là truyện ngắn và thơ, ông đã đạt được thành công lớn. Bên cạnh đó, thể loại ký của ông cũng được đánh giá cao.

      Bài thơ “Viếng Lăng Bác” là một trong những tác phẩm nổi bật làm nên tên tuổi của Viễn Phương, với tất cả sự chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, niềm tự hào xen lẫn chút đau thương của một người con miền Nam lần đầu tiên đến viếng Bác. Với giọng thơ giàu cảm xúc, trân trọng và tình cảm, bài thơ “Viếng lăng Bác” đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

      Như mây mùa xuân (thơ, 1978)

      Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)

      Mắt sáng học trò (thơ, 1970)

      Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)

      Viếng lăng Bác (thơ, 1976) In trong tập như mây mùa xuân (1978)

      Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999. Đã được dịch sang tiếng Anh)

      Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)

      Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005)

      Miền sông nước (truyện và ký, 1999)

      Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003)

      Sắc lụa Trữ la (truyện ngắn, 1988)

      Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982)

      Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)

      Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)

      Phù sa quê mẹ (thơ, 1991)

      Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998)

      Hình bóng thương yêu (ký, 2005)

      3. Phong cách sáng tác:

      Trong những năm tháng cầm súng đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, Viễn Phương đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn chương, cách mạng. Với sự nhạy cảm về mặt cảm xúc, sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ, Viễn Phương đã thể hiện rõ nét cảm xúc của mình trong các tác phẩm. Ông viết để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo và ông viết để đóng góp chút sức lực nhỏ nhoi của mình cho quê hương. Viễn Phương viết nhiều thể loại, nhưng hai thể loại tiêu biểu nhất là Truyện ngắn và Thơ, ông đã đạt được nhiều thành công.

      Trong nhiều năm cống hiến, ông đã để lại nhiều tác phẩm hay và sâu sắc. Trong số đó, bài thơ “Viếng Lăng Bác” là một bài thơ hay và đưa nhà thơ đến gần hơn với bạn đọc. Với tất cả sự chân thành và lòng biết ơn của một người từ phương Nam xa xôi về thăm Bác. Giọng thơ thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng cũng như nỗi đau của Viễn Phương đối với vị cha già vĩ đại của dân tộc. Bài thơ không chỉ dừng lại ở tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho Bác mà còn mang đến niềm vui cho nhiều người dân Việt Nam.

      Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Viễn Phương: Mắt sáng học trò, Chiến thắng Hòa Bình, Quê hương địa đạo, Nhớ lời di chúc, Anh hùng mìn gạt, Lòng mẹ, Sắc lụa Trữ La, Hình bóng thương yêu, Phù sa quê mẹ, Gió lay hương quỳnh,…

      4. Một số nhận định về thơ Viễn Phương:

      Thơ của Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không đau đớn, cường điệu nỗi đau… Thơ ông phản ánh hình ảnh người phụ nữ và người mẹ miền Nam. Ấn tượng đa chiều về người mẹ rất mạnh mẽ, thắm thiết. Ông viết nhiều bài thơ về Mẹ. Người mẹ dưới gầm cầu, người phụ nữ trong tù, người lính nữ hy sinh trong lửa đạn, người nữ sinh Sài Gòn – Chợ Lớn “xuống đường” trong những ngày “bão tố đô thành”, người vợ chiến đấu trong nội thành, người mẹ trong chiến khu, người mẹ đào hầm giữ bình yên, người mẹ chỉ đường cho bộ đội – người mẹ đó đã nói những lời rất thực, như dặn dò, như một lời thề sống chết: “Để má cầm đuốc đi trước, gặp giặc má chúc ngọn đuốc xuống, các con ở sau biết mà tránh. Nếu chúng bắn má chết, tức là chúng báo động các con” (Lời má Sáu).

      …Thơ Viễn Phương tao nhã, thì thầm, man mác, mơ màng, day dứt. Ông tìm thấy chất thơ trong mọi hình ảnh trong cuộc sống. Một mái lá khô hanh trong khu rừng vắng vẻ cũng được nhà thơ đưa vào trong đó cái thực, cái hư, rất thơ nhưng thực, rất thực nhưng thơ – Mai Văn Tạo

      5. Một số bài thơ tiêu biểu của Viễn Phương:

      Hoa Trắng Trời Ven

      (Kính tặng các anh chị Quân y vùng ven thành phố Sài Gòn)

      Xanh xanh, xanh xanh, xanh xanh…

      Một chòm lá biếc mong manh chân trời

      Mà sao nhớ quá em ơi!

      Mười năm vẫn thấy bóng người thương yêu

      … Em vui… sáng cả mây chiều

      … Em buồn… là đỏ rụng nhiều đường xa.

      Người qua, người qua, người qua…

      Mười năm vẫn nhớ mái nhà quân y.

      Phải em có phép diệu kỳ

      Đứng trong tọa độ mà đi nghìn trùng

      Ngồi canh vệt khói vòng cung

      Em dang cánh mỏng che từng chiến thương

      Rừng xanh đã hóa chiến trường

      Hố bom lấp những nẻo đường quen xưa

      Đỏ ngầu nước cuộn chiều mưa

      Em trên đất trắng chờ mùa cây xanh

      Mây thương… mây đổ mưa nhanh

      Cây thương… cây lại đâm cành trổ hoa

      Ngày qua, ngày qua, ngày qua…

      Trạm quân y, vẫn mái nhà xanh xanh,

      Một chòm lá biếc mong manh

      Đã thành đất nước, đã thành quê hương

      Mười phen đổi xác cây rừng,

      Em trong khói pháo dựng từng chồi xanh

      Mười năm đời nát chiến tranh,

      Em thay băng trắng cho lành nhớ thương.

      Mười năm che bóng cho rừng,

      Em, hoa trắng nở, thơm lừng trời ven.

       

      Viếng Lăng Bác

       

      Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

      Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

      Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

      Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

      Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

      Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

       

      Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

      Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

      Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

      Mà sao nghe nhói ở trong tim.

       

      Mai về miền Nam thương trào nước mắt

      Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

      Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

      Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • NATO là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
      • Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
      • Khóc nhiều sẽ bị gì? Khóc nhiều quá thì có bị mù không?
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ
      ID: 44308