Cúng tất niên Tết Quý Mão năm 2023 xong có hóa vàng không?

Mỗi dịp Tết Nguyên Đán cận kề, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị bữa cơm cúng tất niên ngày Tết để kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên chính là một trong những phong tục tập quán của văn hoá Việt Nam. Vậy cúng tất niên Tết Quý Mão năm 2023 xong có hoá vàng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là một nghi thức để ghi nhận kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị bước sang một năm mới sắp tới. Lễ cúng tất niên thường được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch, người ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc vào ngày 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Ngày lễ cúng tất niên còn tùy thuộc vào truyền thống của mỗi gia đình hoặc một số yếu tố khác.

Ngày tất niên thường được tổ chức vào buổi chiều và buổi tối, người ta sẽ làm mâm cỗ để cúng tất niên. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy lại với nhau để ăn buổi tất niên. Ngoài ra, gia chủ có thể mời thêm khách đến dự (như người thân, bạn bè) tùy vào từng tập quán mỗi vùng sẽ khác nhau.

2. Lễ hoá vàng là gì?

Hoá vàng là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng gia tiên và vật dùng hóa vàng gắn liền với cuộc sống thường nhật, thể hiện người ở cõi âm cảm nhận được sống gần gũi với dương gian.

Lễ hóa vàng tiến hành có ý nghĩa cầu mong năm mới được ban những phước lành, công việc thuận lợi, hạnh phúc trong cuộc sống. Ngày nay, tục hóa vàng sau ngày Tết vẫn giữ nét đẹp truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt.

3. Ý nghĩa của tục hoá vàng:

Người Việt Nam có quan niệm xưa, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm sẽ là ngày tiễn đưa ông Công ông Táo về trời; vào chiều ngày 30 Tết gia đình sẽ dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa cho ngay ngắn, gọn gàng, làm một mâm ngũ quả, bánh mứt và một mâm cỗ tươm tất cúng tất niên. Cho đến đêm giao thừa gia đình sẽ bày cúng một mâm cơm, đó như là một hình thức mời tổ tiên, ông bà về đón Tết, đoàn tụ chung vui cùng với con cháu. Với hình thức đó thì những đồ lễ cúng như: mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt trong suốt 3 ngày Tết cổ truyền đều sẽ được giữ nguyên trên ban thờ. Khi kết thúc 3 ngày Tết, mỗi gia đình đều sẽ phải làm một mâm cơm để làm lễ hóa vàng. Lễ hóa vàng cũng được coi là lễ tiễn ông bà, tổ tiên.

Lễ hóa vàng cũng là lễ chào đón những tài lộc và may mắn đến với gia đình, cầu cho một năm mới mạnh khỏe và luôn bình an, suôn sẻ. Theo phong tục, thì lễ hóa vàng thường được làm vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết, đến nay thì lễ hóa vàng cũng được tổ chức một cách linh hoạt hơn, nó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình và lễ hóa vàng được tổ chức chủ yếu là từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 Tết. Ngoài ra, trong lễ cúng ngày Tết gia chủ còn chuẩn bị thêm nhiều thứ khác như hương, hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau, rượu và một mâm cỗ. Mâm cỗ cúng lễ có thể là mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn đều được.

Ngày trước, trong mâm cỗ cúng ở mỗi gia đình Việt Nam đều phải có con gà trống. Nhưng cho đến ngày nay, những quan niệm đời sống tâm linh đã nhẹ nhàng đi và thoải mái hơn, do đó mà gia chủ không phải sắm sửa quá nhiều lễ vật. Những đồ làm lễ chỉ cần là những sản phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm là được.

Sau khi dâng hương làm lễ xong, gia chủ sẽ đốt vàng mã và hóa vàng, thụ lộc. Thời gian đợi xong lễ là 3 tuần hương, tương đương khoảng 45 đến 60 phút tùy vào từng loại hương. Khi hóa vàng để tránh nhầm lẫn hay lẫn lộn thì gia chủ nên hóa của gia thần trước xong rồi mới hóa vàng phần vàng mã của tổ tiên. Gia chủ nên lưu ý hóa vàng sau cùng phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.

Sau khi hóa vàng xong, mọi thứ đều đã cháy hết, gia chủ nên rót vào phần vàng mã đã cháy hết thêm một chút rượu, vì theo các quan niệm xưa cho rằng hình thức thả thêm rượu vào sau khi đã cháy hết thì khi các cụ dưới cõi âm mới có thể lĩnh hết và tiêu đủ số tiền trên. Sau khi hóa vàng mã, mọi người con cháu cùng nhau quây quần, tụ họp đông đủ, ấm cúng, để cùng nhau ăn cơm vui vẻ, cùng nâng chén rượu chia tay những ngày Tết và chuẩn bị quay lại tiếp tục với công việc hằng ngày. 

4. Mâm cúng tất niên bao gồm những gì?

Trong mâm cúng tất niên sẽ bao gồm:

- Mâm ngũ quả 

- Nhang, nến

- Tiền vàng mã và áo giấy

- Trầu cau

- Bánh chưng

- Trà, rượu

- Bánh kẹo

- 1 bình hoa tươi

- 1 mâm cỗ thức ăn ( có chay hoặc mặn tùy từng gia đình )

- 2 cây mía

Mâm ngũ quả, nhang và bình hoa thường đặt trên bàn thờ và được thờ suốt trong những ngày Tết. Còn mâm cỗ mặn sẽ được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc đặt trên một chiếc bàn nhỏ hình chữ nhật thấp hơn và đặt trước bàn thờ chính.

Mâm ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho sự khao khát được sung túc, đầy đủ của con người. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả sẽ bao gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả quýt hoặc cam, quất, hồng. Còn mâm ngũ quả ở miền Nam bao gồm mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một số loại trái cây khác có ý nghĩa là "Cầu vừa đủ sài".

Mâm cỗ mặn ở những vùng miền thường sẽ khác nhau:

- Ở miền Bắc, mâm cúng tất niên bao gồm: gà trống luộc, nem rán, bánh chưng, giò, canh măng miến nấu lòng gà, xôi, hành muối, thịt đông...

- Ở miền Trung, mâm cúng gia tiên bao gồm: giò lụa Huế, chả Huế, miến Huế, măng khô ninh, giá chua, thịt lợn luộc, gà bóp rau răm, thịt lợn luộc, cá chiên...

- Ở miền Nam, mâm cúng tất niên bao gồm: bánh tét, giò chả, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt lợn luộc, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, củ cải ngâm nước mắm, nem,…

Chú ý: 

- Trước khi cúng tất niên nên dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho sạch sẽ. Mâm cúng không cần phải quá trang trọng nhưng vẫn phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, sạch sẽ.

- Mâm ngũ quả không nên đặt trước chính giữa bát hương, như vậy sẽ chắn mất trục khí chính, chỉ cần để mâm ngũ quả ở hai bên.

- Hoa dùng để bày trên bàn thờ phải dùng hoa tươi, không nên dùng hoa giả hoặc hoa nhựa. Điều này là đại kỵ trong lễ cúng tất niên, không tôn trọng ông bà tổ tiên.

- Người hành lễ cúng tất niên trang phục phải gọn gàng, nghiêm trang, sạch sẽ.

- Khi đang hành lễ không được trêu đùa, ồn ào như vậy sẽ bất kính với tổ tiên.

5. Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Trên bàn thờ tất niên phải có các lễ vật và vàng mã là thứ không thể thiếu. Nên sau khi cúng tất niên xong thì gia chủ cần hóa vàng rồi mới được hạ mâm cúng xuống thụ lộc. Khi tiến hành hóa vàng thì phần tiền và vàng cần được hóa trước để chuyển trước đến các thần linh, tổ tiên, còn các vật dụng khác của tổ tiên thì tiến hành hóa vàng sau cùng. Người dân Việt Nam có quan niệm trần sao âm vậy, vì thế mà ở Việt Nam việc hóa vàng mã đã trở thành một phong tục không thể thiếu vào những dịp lễ, Tết.

Vào dịp Tết, lễ cúng tất niên trở thành một trong những lễ cúng lớn nhất, việc cúng tất niên là thời điểm đánh dấu cho thời khắc chuyển qua năm mới vì thế mà việc đốt vàng mã cũng là giúp cho tổ tiên có thêm nhiều vật dụng hơn cho ngày Tết. Mỗi người có một quan điểm riêng, có người có quan niệm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt. Bởi việc đốt nhiều sẽ giúp tổ tiên có thêm tiền bạc và vật dụng dùng ở cõi âm. Nhưng cũng không nên quá mê tín, điều đó sẽ làm hao tốn tiền bạc hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Điều quan trọng nhất không phải là việc đốt nhiều hay ít mà là sự thành tâm của gia chủ.

Tục hóa vàng vào dịp lễ, Tết ở Việt Nam được du nhập từ Trung Quốc. Hình thức hóa vàng được xem là sự dâng cúng các giá trị vật chất hay những đồ dùng cần thiết đến với người ở cõi âm. Hình thức hóa vàng được con người sử dụng tiền vàng mã và các vật dụng được làm bằng giấy đốt cho người thế giới bên kia và được đốt vàng mã sau khi làm nghi lễ cúng xong. Với quan niệm trần sao âm vậy thì ngoài việc đốt tiền giấy âm, thì người ta còn đốt những đồ dùng, vật dụng thường ngày khác như áo quần, giày dép, ti vi, ô tô, xe máy, điện thoại bằng giấy. Có nhiều người cho rằng nếu đốt nhiều vàng mã thì tổ tiên ông bà sẽ càng có thêm tiền bạc để chi tiêu ở cõi âm. Nhưng trên thực tế, tất cả đều xuất phát từ tâm, điều quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ, chỉ cần một mâm cỗ đầy đủ cùng với hương hoa và đốt vàng một vàng mã là được. Còn việc đốt nhiều vàng mã không chỉ gây tốn kém tiền bạc của mình mà còn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

6. Thắp hương trong bao lâu thì được hoá vàng?

Ở Việt Nam, hình thức thắp hương được coi là cầu nối liên lạc của hai thế giới âm dương. Thắp hương cho tổ tiên ông bà còn được coi là nghi lễ, nghi thức để cho con cháu cõi trần bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với gia tiên đã khuất. Để đảm bảo cho nghi lễ thiêng liêng này thì ba tuần hương là thời gian của mỗi lần thắp hương, sau đó gia chủ mới được hạ lễ. Tuần hương chính là khoảng thời gian để một nen hương được cháy hết, và thời gian ngắn dài cũng tùy vào từng loại hương, nhưng thường sẽ kéo dài từ 4560 phút. Sau khi đã cháy hết hương, gia chủ có thể tiến hành nghi thức hóa vàng, hạ lễ, thụ lộc.

Trong trường hợp hương chưa cháy hết hoặc thời gian thắp hương quá ngắn hay không đủ, mà gia chủ đã vội vàng tiến hành nghi thức hạ lễ thụ lộc, điều đó sẽ phạm vào lỗi cấm kỵ trong tâm linh và phong thủy. Nếu như thực sự có việc bận, gấp gáp mà cần phải hạ lễ, thì gia chủ có thể thắp hương cầu xin gia tiên, tiên tổ cho phép mình được hạ lễ sớm và xin ý kiến gia tiên bằng cách tung đồng xu 3 lần.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )