Cúng căn là một lễ nghi truyền thống lâu đời và bắt nguồn từ tục thờ mẫu của người Việt Nam. Cúng căn có ý nghĩa quan trọng như cúng đầy tháng hay thôi nôi cho bé. Đây không chỉ là nét đẹp trong văn hoá người Việt mà đây còn là cách thể hiện lòng tạ ơn tới 12 bà Tiên Nương.
Mục lục bài viết
1. Cúng căn là gì?
Cúng căn (hay còn được gọi là cúng đốt) là lễ cúng để tạ ơn 12 bà mụ Tiên Nương và bà mụ chúa đã luôn hỗ trợ, che chở và bao bọc cho đứa trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ đến khi ra đời. Đồng thời, đây là nghi lễ cầu bình an cho đứa bé, giúp đứa bé được khỏe mạnh và sáng dạ trong suốt quá trình phát triển.
Lễ cúng căn bé gái, bé trai này sẽ được tổ chức 3 năm 1 lần: Vào lúc đứa trẻ tròn 3 tuổi, rồi đến lúc đứa trẻ tròn 6 tuổi, sau đó là đứa trẻ được 9 tuổi và cuối cùng là khi đứa trẻ đủ 12 tuổi. Việc tính ngày cúng căn cho trẻ 3, 6, 9, 12 tuổi cũng được tính theo như ngày cúng thôi nôi cho trẻ.
Vào năm trẻ được 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, lễ cúng căn được tổ chức với mong muốn các bà mụ Tiên Nương sẽ tiếp tục chăm sóc và bảo vệ đứa trẻ cho đến lúc trưởng thành hay lập gia đình và sinh con. Đối với lễ cúng năm tròn 12 tuổi, đây được xem là lễ cúng dứt căn cho trẻ, là lần cúng căn cuối cùng dành cho bé gái hay bé trai.
2. Lễ cúng căn cho bé gái, bé trai có quan trọng không?
Có thể nói rằng lễ cúng căn cho bé gái, bé trai từ 3 tuổi đến 12 tuổi có một tầm quan trọng không kém các lễ cúng đầy tháng hay đầy năm (thôi nôi).
Bởi vì, về bản chất, lễ cúng căn bé 3 tuổi hay 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi này cũng có mục đích và ý nghĩa tương tự với các lễ cúng khác là những mốc quan trọng thể hiện sự trưởng thành của trẻ. Đây cũng là dịp để các bậc cha mẹ tỏ lòng tạ ơn đối với 12 bà mụ Tiên Nương và các bậc bề trên đã luôn hỗ trợ, che chở và bao bọc cho đứa trẻ.
Ngoài ra, lễ cúng căn bé gái, bé trai từ 3 tuổi đến 12 tuổi này lễ cúng này cũng được xem như một nghi thức cầu may, cầu bình an và may mắn cho đứa trẻ.khoẻ mạnh và lớn lên trưởng thành. Hiện nay, cũng có rất nhiều gia đình vẫn gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc bằng cách tổ chức lễ cúng mụ cho trẻ.
3. Lễ vật cúng căn bé gái, bé trai 3, 6, 9, 12 tuổi:
Tổ chức lễ cúng căn cho các bé khi 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi thì phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết cùng với đó là tấm lòng thành của mình. Bên cạnh bàn cúng các bà Mụ thì bố mẹ cần phải chuẩn bị cả bàn cúng các gia tiên.
Lễ vật cúng căn sẽ chia ra làm hai mâm một mâm là dùng để cúng 12 bà mụ Tiên Nương và một mâm là để cúng bà chúa Thai Sanh. Cũng có nơi người ta sẽ không cúng bà chúa Thai Sanh mà thay vào đó là ba Đức Ông.
Mâm cúng cho 12 bà mụ Tiên Nương:
- 12 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu ( chia làm các phần bằng nhau )
- 12 chén chè đậu ( có thể chè trôi nước, chè đậu xanh, chè hoa cau, tránh cúng chè đậu đen )
- 12 đĩa trầu têm cánh phượng
- 12 bộ hài giấy
- 12 bộ cây đèn cầy
- 12 ly nước
- 1 mâm ngũ quả
- 1 bình hoa tươi
Mâm cúng Bà Chúa Thai Sanh
- 1 con gà luộc nguyên con
- 1 con heo sữa quay
- 1 đĩa xôi lớn ( tránh cúng xôi đỗ đen )
- 1 tô chè đậu ( tránh cúng chè đỗ đen )
- 1 bình hoa tươi
- 1 mâm ngũ quả
- 3 đĩa trầu têm cánh phượng
- 3 ly rượu
- 1 chén gạo và muối
- 1 bộ giấy cúng bà mụ
- 1 đôi hài giấy và bộ áo giấy
Lưu ý:
Khi cúng nên chọn hoa tươi, chọn các loại hoa có màu tươi tắn mang ý nghĩa tốt đẹp như hoa đồng tiền, hoa cát tường,… Tránh chọn hoa có màu trắng hoặc màu tối. Nên lựa chọn những bó hoa có cả nụ hoa và hoa để trông hài hoà đẹp, mắt.
Nên lựa chọn các loại quả ngọt mang ý nghĩa may mắn và bình an để làm mâm ngũ quả, chăng hạn như chuối, táo, đu đủ… Tránh chọn loại quả có vị đắng chát, mùi quá nồng hoặc mang những ý nghĩa không tốt. Sắp xếp mâm ngũ quả theo quy luật tương sinh của ngũ hành để trông hài hoà, ý nghĩa.
4. Các bước trình bày mâm cúng căn cho bé:
Trước khi tổ chức lễ cúng căn cần phải chia ra làm hai bàn riêng biệt: một bàn là dành để cúng cho 12 bà mụ Tiên Nương và một bàn là để cúng cho bà Chúa Thai Sanh.
Nếu gia đình ăn mặn thực hiện lễ cúng mặn thì lễ vật cúng căn có gà luộc nguyên con và heo sữa quay. Nếu gia đình có truyền thống ăn chay thì chuẩn bị lễ vật sẽ không có gà và heo sữa quay mà thay vào đó là các món chay.
Sau khi chuẩn bị lễ xong, sẽ tiến hành tổ chức lễ cúng căn cho bé. Các bước thực hiện lễ cúng cần thành tâm, không được làm qua loa, phải theo trình tự. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi đứng ra làm lễ cúng căn cho bé với những bước sau đây:
Bước 1: Sắp xếp lễ vật để cúng để đúng nơi đúng chỗ. Mâm cúng gia tiên sẽ đặt trên bàn thờ chính còn mâm cúng bà Mụ sẽ đặt trong phòng của đứa bé.
Bước 2: Người đại diện thực hiện lễ cúng sẽ bắt đầu thắp đèn hoặc nến và nhang ở cả hai nơi làm lễ cúng căn.
Bước 3: Sau đó, sẽ đọc bài văn khấn đã được soạn sẵn từ trước đó. Trong quá trình đọc bài văn, người đại diện phải giữ được thái độ nghiêm túc, không trêu đùa hay cợt nhả và phải đọc chính xác, to rõ ràng.
Bước 4: Khi nhang tàn gần hết, ông bà hoặc bố mẹ sẽ đến vái lạy gia tiên và bà Mụ rồi mang tiền vàng mã đi hoá.
5. Cách tính ngày cúng căn cho bé gái, bé trai:
Cách tính ngày cúng căn theo nghi thức truyền thống
Cách tính ngày cúng căn cho bé gái theo nghi thức
Đối với bé gái, khi tổ chức cúng căn người ta thường lựa chọn tổ chức muộn hơn hai ngày so với ngày sinh nhật của bé (tính theo âm lịch). Điều này, thể hiện sự nhường nhịn, ôn hoà, trong mọi chuyện biết lùi vài bước giữ được bình yên cho gia đạo. Ngoài ra, con gái phải dẻo dai, dịu mềm thì mới được coi là điều tốt đẹp.
Cách tính ngày cúng căn cho bé trai theo nghi thức
Đối với bé trai, khi tổ chức cúng căn thì người ta thường lựa chọn tổ chức sớm hơn một ngày so với sinh nhật của bé (tính theo âm lịch). Điều này, thể hiện sự tiên phong, tiến lên và dẫn đầu trong mọi chuyện. Con trai cần phải có trách nhiệm và sự cứng cáp thì mới làm được trụ cột vững chắc cho gia đình.
Tuy nhiên, ngoài hai cách tính cúng căn cho bé trên thì gia đình bạn cũng có thể chọn ngày sinh nhật bé để tổ chức cúng căn. Đây là cách tính được nhiều gia đình áp dụng nhất.
Cách tính ngày cúng căn theo phương pháp Âm lịch
Tổ chức lễ cúng căn cho bé vào đúng sinh nhật lần thứ 3 của bé theo lịch âm. Đây là phương pháp để nhớ để gia đình bạn có thể lựa chọn ngày dựa theo lịch âm. Ngoài ra, có thể tổ chức cúng căn vào đúng ngày sinh nhật của bé.
Cách tính cúng căn theo phương pháp Dương lịch.
Cách tính tuổi cúng căn theo dương lịch là một phương pháp thuận tiện, dễ nhớ. Ngày nay, việc tổ chức sinh nhật cũng được tính bằng lịch dương. Vì vậy, gia đình bạn có thể chọn sinh nhật bé vào ngày dương để tổ chưc lễ cúng căn cho bé.
Cách tính cúng căn theo phong thuỷ
Khi tổ chức lễ cúng căn cho bé, người ta có thể lựa chọn xem phong thuỷ, ngày giờ hợp tuổi, hợp mệnh với bé, bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một bản mệnh khác nhau. Do đó, có thể lựa chọn phong thuỷ sao cho phù hợp nhất với bé. Đây là một trong những phương pháp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho bé.
Thời điểm cúng căn cho bé
Việc tiến hành tổ chức lễ cúng căn cho bé tốt nhất nên tổ chức vào buổi sáng, bởi thời điểm này khí trời mát mẻ và thoải mái rất thích hợp để thu hút nguồn khí tốt. Bên cạnh đó, cũng có thể xem giờ hợp tuổi, hợp mệnh với bé.
Nói chung, cúng căn có thể cúng vào giờ nào cũng được, tuỳ thuộc vào gia đình bạn. Tuy nhiên, khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng căn thì phải cúng thật thành tâm của mình.