Cửa hàng tạp hóa có là hộ kinh doanh không? Chủ thể nào được mở cửa hàng tạp hóa? Cửa hàng tạp hóa có phải đăng ký kinh doanh không? Thủ tục đăng ký kinh doanh của cửa hàng tạp hóa?
Bên cạnh các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng,… thì hệ thống bán lẻ trong thị trường Việt Nam cũng đặc biệt phát triển dưới hình thức các cửa hàng tạp hóa. Có vai trò là cung cấp những sản phẩm tiêu dùng đến người tiêu dùng như các siêu thị, chuỗi cửa hàng, nhưng quy mô của cửa hàng tạp hóa nhỏ hơn rất nhiều và cũng có rất nhiều các điểm khác biệt. Vậy hoạt động kinh doanh của cửa hàng tạp hóa cần những điều kiện gì, có cần phải thực hiện những thủ tục hành chính nào để mở cửa hàng tạp hóa không,…? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến cửa hàng tạp hóa.
Luật sư
1. Cửa hàng tạp hóa có là hộ kinh doanh không?
Cửa hàng tạp hóa hiện nay là nơi bán các sản phẩm tiêu dùng, hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Cửa hàng tạp hóa hiện nay thông thường do một cá nhân hoặc do gia đình mở, tận dụng phần không gian của gia đình mình, xây dựng cơ sở vật chất như nhà, quán,… để thực hiện bán hàng. Các cửa hàng tạp hóa lấy các sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất rồi bán lại cho người tiêu dùng, thu lại lợi nhuận kinh doanh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Tại Nghị định số 01/2021/NĐ- CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về về đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 79 như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Từ quy định trên, ta nhận thấy, khác với doanh nghiệp – tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, một số loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, có văn phòng đại diện, chi nhánh,…. thì hộ kinh doanh không có tư cách doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng, tài sản của hộ kinh doanh hợp nhất với tài sản của chủ hộ kinh doanh.
Từ các dấu hiệu trên, nhận thấy cửa hàng tạp hóa chính là hộ kinh doanh. Cửa hàng tạp hóa do cá nhân, hoặc hộ gia đình đăng ký thành lập. Tài sản của cửa hàng tạp hóa hợp nhất với tài sản của cá nhân, hộ gia đình, nên cá nhân, hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng tạp hóa. Cửa hàng tạp hóa thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lại lợi nhuận.
2. Chủ thể nào được mở cửa hàng tạp hóa?
Như phần trên đã nói, thì chủ thể
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.” (khoản 1 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP)
Từ quy định trên, thì cá nhân, hộ gia đình được thành lập, mở cửa hàng tạp hóa phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, từ đủ 18 tuổi trở lên. Những cá nhân, thành viên hộ gia đình này không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; đồng thời cũng không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
3. Cửa hàng tạp hóa có phải đăng ký kinh doanh không?
“2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.” (Khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP)
Bên cạnh đó, tại Điều 82 của Nghị định số 01/2021/NĐ- CP cũng quy định như sau:
“Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
4. Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.”
Như vậy, có thể thấy cửa hàng tạp hóa là một loại hình của hộ kinh doanh, nên đăng ký kinh doanh là một hoạt động bắt buộc, để các cửa hàng tạp hóa được bán hàng thì phải đăng ký kinh doanh. Hoạt động đăng ký kinh doanh của cửa hàng tạp hóa sẽ do cá nhân, thành viên đại hiện hộ gia đình thực hiện. Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa rồi thì sẽ không được đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh khác nữa.
Các điều kiện để cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa đó chính là
– Kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật cho phép, không thuộc danh mục hàng hóa cấm lưu thông.
– Tên của cửa hàng tạp hóa được đặt theo đúng quy định pháp luật
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định
4. Thủ tục đăng ký kinh doanh của cửa hàng tạp hóa
Tại Điều 88 của Nghị định số 01/2021/NĐ- CP quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, thì hoạt động đăng ký kinh doanh đối với cửa hàng tạp hóa được thực hiện như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh đối với cửa hàng tạp hóa là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đối với cửa hàng tạp hóa bao gồm:
+
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh (hay chính chủ cửa hàng tạp hóa), thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập, mở của hàng tạp hóa trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ cửa hàng tạp hóa đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa.
– Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Như vậy, có thể nhận thấy hoạt động đăng ký kinh doanh đối với cửa hàng tạp hóa được thực hiện đơn giản và nhanh chóng, tạo điều kiện cho cá nhân, thành viên hộ gia đình thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa cả về thời gian cũng như địa điểm tiến hành, thủ tục thực hiện.