Khái quát chung? Hợp đồng cầm cố tài sản? Cửa hàng cầm đồ có được bán xe đang cầm cố?Thủ tục bán xe của cửa hàng cầm đồ?
Bất chấp sự phát triển bùng nổ của ngân hàng, dịch vụ cầm đồ vẫn phát triển mạnh mẽ tại trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo Bộ Công an, có khoảng 27.000 cơ sở cầm đồ đang hoạt động (TBKTVN, 11/2022). Với sự dễ tiếp cận, thích hợp và vô cùng thuận lợi với ngườii lao động thu nhập trung bình thấp tại Việt nam thì hoạt động cầm đồ tài sản ngày càng được nhìn nhận tích cực hơn. Vậy với các cửa hàng cầm đồ xe thì có được phép bán xe đang cầm đồ không?
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 58/2020/TT-BCA Thông tư quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
– Như Loan, Báo đầu tư, Thị trường cầm đồ toàn cầu tăng tốc sau dịch, https://baodautu.vn/thi-truong-cam-do-toan-cau-tang-toc-sau-dich-d169037.html , ngày 5/07/2022.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản căn cứ điều 309
2. Hợp đồng cầm cố tài sản :
Một người muốn cầm cố tài sản thì đều phải lập thành văn bản có chữ ký rõ ràng, là hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng chính. Tài sản căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, như vậy xe la vật cũng là tài sản. Nên cầm cố xe cũng là một dạng cầm cố tài sản nên bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản được tính từ thời điểm giao kết hợp đồng, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể bắt đầu từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp tài sản đều giống nhau căn cứ vào quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Cửa hàng cầm đồ có được bán xe đang cầm cố không?
Để biết cửa hàng có quyền bán không thì căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố. Theo đó tùy từng trường hợp mà cửa hàng có quyền bán hoặc không.
3.1. Cửa hàng cầm đồ không có quyền bán xe đang cầm cố:
Theo khoản 2 điều 313 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ ràng người cầm cố không được bán, giao dịch, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan, nếu nghĩa vụ của bên cầm cố được hoàn tất hoặc được thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác.
Như vậy, cửa hàng cầm cố không được bán xe đang cầm cố. Mục đích của việc cầm cố là nhằm thực hiện một nghĩa vụ nên khi thực hiện xong nghĩa vụ hoặc bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì cửa hiệu cầm cố phải trả lại tài sản cho bên cầm cố. Có thể thấy, Bên nhận cầm cố như đang giữ hộ tài sản cho bên cầm cố hay nói khác là giữ tài sản giữ làm tin phòng trường hợp xấu.
Bên cạnh đó, Bên cầm cố căn cứ vào khoản 2, khoản 4 điều 312 Bộ luật dân sự 2015 có các quyền đối với tài sản cầm cố:
– Có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản và các giấy tờ liên quan đã như xe đã cầm cố cho cửa hàng nếu nghĩa vụ được hủy bỏ, thay thế bằng tài sản khác hoặc nghĩa vụ đó đã chấm dứt.
– Bên cầm cố được bán, thay thế, tặng cho, giao dịch tài sản cầm cố như xe nếu được cửa hàng cầm cố đồng ý
Chính vì vậy, cửa hàng không thể tự nhiên bán xe đang cầm cố khi người cầm cố không vi phạm những điều khoản nhất định.
3.2. Trường hợp đặc biệt cửa hàng có quyền bán xe đang cầm cố:
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp người cầm cố không được bán tài sản mà cầm cố.Theo điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết ban đầu. Bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; các trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu rơi vào một trong các trường hợp trên thì cửa hàng cầm cố có quyền bán xe đang cầm cố. Mục đích của việc xử lý tài sản cầm có cụ thể là xe nhằm bù đắp cho bên nhận cầm cố những khoản lợi ích vốn thuộc về bên nhận cầm cố, nhận thế chấp.
Việc xử lý tài sản cụ thể là bán, căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền của bên nhận cầm cố là có quyền xử lý tài sản cầm cố như xe theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi hợp đồng hai bên thỏa thuận theo phương thức nào thì hai bên tiến hành xử lý theo phương thức đấy.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tiến hành xử lý tài sản theo quy định pháp luật. Căn cứ điều 303 bộ luật Dân sự 2015 về phương thức xử lý tài sản cầm cố. Hai bên có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản trong đó có xử lý tài sản là bán xe. Cụ thể bằng cách: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Cửa hàng cầm cố nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; hoặc phương thức khác. Như vậy, có 4 trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Cửa hàng cầm đồ có thể bán đấu giá tài sản hoặc hai bên thỏa thuận bán xe cho người thứ ba,…
Trong tình huống không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, hai bên không thỏa thuận gì về xử lý tài sản cầm cố thì mặc nhiên tài sản đó sẽ được đem đi bán đấu giá.
Tóm lại, cửa hiệu cầm đồ hoàn toàn có quyền bán xe đang cầm cố cho người thứ 3 nếu hai bên có thoả thuận về việc này trước khi giao dịch cầm đồ hoặc theo quy định của pháp luật cho phép thực hiện hành vi này.
4. Thủ tục bán xe của cửa hàng cầm đồ:
Một trong những loại giấy tờ cần phải có khi đăng ký xe căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 10, Thông tư 58/2020/TT-BCA Thông tư quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định gồm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe như hoá đơn, phiếu thu, biên lai, giấy tờ mua bán xe (phải có công chứng chứng thực). Nếu mua bán xe tại cửa hàng cầm đồ, các bên hợp đồng mua bán xe với chủ xe (hoặc chủ cửa hàng cầm đồ kèm theo thỏa thuận về việc chủ xe đồng ý cho bán xe cầm cố) hoặc phải có biên lai mua xe kèm theo thỏa thuận về việc chủ cửa hàng cầm đồ có quyền được bán xe vào thời điểm này.
Trình tự thực hiện thủ tục bán xe:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp muốn làm hợp đồng chuyển nhượng xe như xe ô tô thì hai bên có thể ra văn phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán xe.
Về thủ tục sang tên trong cùng tỉnh, hồ sơ bao gồm: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ của chủ xe và người mua xe, tờ khai lệ phí trước bạ. Cơ quan giải quyết là phòng cảnh sát giao thông/ Công an cấp huyện nơi xe đã được đăng ký trước đây.
Về trường hợp sang tên xe cũ khác tỉnh, hồ sơ có các giấy tờ cụ thể như sau: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, tờ khai lệ phí trước bạ, giấy tờ của chủ xe và người mua xe; giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Bước 2: Nộp giấy tờ, hồ sơ đề nghị sang tên di chuyển tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng.
Tại đây sẽ thực hiện một số hoạt động sau:
– Bổ sung bằng máy vi tính về nội dung thay đổi xe sang tên
– Cắt góc vào mặt trước phía trên bên phải giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Niêm phong, có đóng dấu giáp lai hồ sơ gốc.
Bước 3: Trả phiếu sang tên, di chuyển, giấy khai sang tên kèm theo hồ sơ gốc cho chủ xe và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
Bước 4. Làm thủ tục đăng ký xe
Thời hạn giải quyết đăng ký xe: Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Xe đã được đăng ký tại Phòng Cảnh sát giao thông, nay sang tên cho chủ mới di chuyển ở tỉnh khác.