Pháp luật từ lâu đã luôn nêu cao tinh thần vì mọi hoạt động đều phải phục vụ cho lợi ích của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, để thực hiện quyền lực của mình, nhà nước đã tạo mọi điều kiện để nhân dân có thực hiện được tối đa quyền lực của mình. Vậy cử tri là gì? Đại cử tri là gì? Khác biệt giữa Phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông?
Mục lục bài viết
1. Cử tri là gì?
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo pháp luật Việt Nam, cử tri phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ những người mất trí, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị giam giữ, cải tạo và người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử.
Cử trí được ghi tên trong danh sách cử tri; theo quy định của pháp luật hiện hành, danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập theo các khu vực bỏ phiếu và phải được công bố chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử. Chỉ có người có tên trong danh sách cử tri mới được bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Đại cử tri là gì?
Đại cử tri là những vừa đại diện cho cử tri, sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên mà cử tri đã chọn lựa và cũng là người đại diện của ứng cử viên tổng thống. Một khi cử tri phổ thông quyết định bỏ phiếu cho đại cử tri nào đồng nghĩa với việc họ đã bầu cho ứng cử viên tổng thống mà vị “đại cử tri” đó cam kết thay mặt họ bỏ phiếu bầu.
Cử tri tiếng Anh là: Voter
Đại cử tri tiếng Anh là: Electoral college
Cử tri | Voter |
Thẻ cử tri | Voter registration card/ Polling card |
Cử tri đoàn | Electoral college |
Cử tri không phải người địa phương/ Cử tri tạm trú | Outover |
Đại cử tri | Electoral college |
Danh sách cử tri | Voting list |
Kiểm số cử tri | Poll |
Nữ cử tri | Electress |
Toàn bộ cử tri có tư cách | Electorate |
Tư cách cử tri | Electorship |
3. Quy trình chọn đại cử tri theo pháp luật Hoa Kỳ:
Mỗi bang có số lượng đại cử tri (Elector) nhất định hợp thành cử tri đoàn (Electoral College) dựa trên quy mô dân số của bang đó. Nghĩa là bang nào càng đông dân thì càng nhiều đại cử tri. Về mặt kỹ thuật thì các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu để bầu đại cử tri chứ không phải bầu trực tiếp cho các ứng viên tổng thống. Tổng cộng nước Mỹ có 538 đại cử tri. Những Đại cử tri sẽ thay mặt cho người dân (đã bầu chọn Đại cử tri) để bầu Tổng thống.
Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiểu 270 phiếu đại cử tri. Ứng viên vẫn có quyền bước vào Nhà Trắng miễn là có đủ trên 270 phiếu đại cử tri, dù thua đối thủ về phiếu phổ thông.
Để trở thành Đại cử tri, một người cần trải qua hai vòng bầu cử. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống.
Quy trình bầu cử được diễn ra cụ thể như sau:
Vòng 1
Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng cử viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng. Đây là những người có đóng góp nhiều cho Đảng hoặc các quan chức dân cử của bang hoặc lãnh đạo của Đảng đó hoặc là người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.Quá trình này diễn ra ở từng bang và tuân theo quy định của bang đó, nhưng cũng có thể theo quy định chung cho toàn quốc của đảng đó.
Vòng 2
Cử tri phổ thông sẽ cùng lúc chọn ra Tổng thống và Đại cử tri. Việc này thực hiện trên cùng 1 lá phiếu Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang. Tại một số bang, các đại cử tri được quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào. Nhưng trên thực tế họ thường bầu cho những ứng viên mà họ đã cam kết ủng hộ từ trước.
Tuy nhiên cũng xuất hiện tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quan điểm của cử tri phổ thông khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa chọn của cử tri phổ thông.
Các đại cử tri do các đảng bầu chọn trước cuộc bầu cử tổng thống và thường thông qua một cuộc bỏ phiếu trong hội nghị. Các đại cử tri họp nhau tại thành phố thủ phủ mỗi bang sau ngày bầu cử để bỏ lá phiếu của họ. Kết quả được công bố chính thức trước Thượng viện vào ngày 6/1 và tân tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1.
4. Lý do Mỹ lựa chọn bầu cử theo hệ thống Đại cử tri:
Những Người cha Lập quốc của nước Mỹ (Founding Fathers) đã có nhiều lý do để “thiết kế” ra hệ thống bầu cử này. James Madison, Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ và là một trong những người viết Hiến pháp Hoa Kỳ – đã đưa ra lý do là, số đông không phải lúc nào cũng đúng, mà bầu cử cần dựa vào những cử tri có năng lực phân tích phán đoán ở khâu cuối cùng là trực tiếp bầu Tổng thống.
Nếu theo hệ thống phiếu phổ thông, các ứng cử viên sẽ “nhắm” sự quan tâm và những lời hứa tranh cử tới những tiểu bang có dân số lớn, nơi tập trung những thành phố và khu công nghiệp lớn, khiến những tiểu bang nhỏ, tiểu bang vùng nông thôn ít được chú ý. Chẳng hạn, các ứng cử viên sẽ nhắm vào tiểu bang lớn như California, Texas mà bỏ qua những tiểu bang nhỏ như Montana, Wyoming.
Vì vậy, bầu cử theo phiếu Đại cử tri sẽ bảo vệ những tiểu bang nhỏ và khu vực nông thôn. Do các tiểu bang nhỏ cũng có số lượng số phiếu đại cử tri nhất định, khiến các ứng cử viên tổng thống cũng phải quan tâm, và có những cam kết khi tranh cử với những tiểu bang này. Hiện nay số phiếu đại cử tri tối thiểu mà một tiểu bang có là 3 phiếu.
Khi những tiểu bang lớn không phải là trọng tâm “ưu ái”, thì sẽ có sự giảm tải đối với những vấn đề và mối quan tâm ở những tiểu bang này – vốn không hẳn là vấn đề của toàn bộ đất nước.
5. Khác biệt giữa phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông:
Tiêu chí | Phiếu đại cử tri | Phiếu phổ thông |
Khái niệm | Phiếu đại cử tri là lá phiếu có tính đại diện khi cử tri Mỹ sẽ không trực tiếp quyết định ai trở thành Tổng thống mà để đại cử tri thực hiện việc này. | Phiếu phổ thông là lá phiếu có tính phổ thông, tất cả các lá phiếu đều có giá trị ngang nhau, không phân biệt chủng tộc, giới tính, hay địa vị xã hội. Lá phiếu này được trực tiếp giao cho mỗi người dân trong nước và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày bầu cử. |
Đặc điểm | Cử tri không trực tiếp đi bầu cử mà quyền bầu cử này được giao cho các đại cử tri đi bầu thay. Đây được xem như một hình thức bắt buộc cử tri phải thực hiện theo. Chính vì vậy, cử tri không thể được quyền lợi của mình. | Được trực tiếp giao cho mỗi người dân, chính cử tri sẽ trực tiếp đi bầu cử mà không qua tổ chức hay cá nhân nào được thực hiện quyền bầu cử thay. Mỗi cử tri được giao một lá phiếu bầu. Phiếu bầu này được dùng để bầu ra đại cử tri mỗi bang, sau đó các đại cử tri này sẽ tiếp tục bầu ra cho các ứng viên Tổng thống. |
Quy trình | Được chọn đại cử tri thông qua 2 vòng. Vòng 1: Các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng cử viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống. Kết quả cuối cùng là mỗi ứng cử viên tổng thống sẽ có một danh sách các đại cử tri tiềm năng ủng hộ mình. Vòng 2: Diễn ra trong ngày bầu cử. Khi mỗi cử tri ở từng bang đi bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống mà họ ủng hộ, họ đồng thời cũng chọn ra các đại cử tri cho bang mình. | Mỗi người dân khi đủ điều kiện sẽ được phát một lá phiếu bầu, trong đó ghi thông tin của các đại biểu và nhiệm vụ của cử tri chính là bầu ra một người được cho rằng xứng đáng. Hết thời hạn bỏ phiếu, những cá nhân, tổ chức tiến hành kiểm tra phiếu và công bố kết quả người trúng cử. |
Nhược điểm | Nhược điểm lớn nhất của loại phiếu này chính là sự bất công khi một ứng viên đắc cử tổng thống lại nhận được ít hơn số phiếu phổ thông so với người thất bại | Số lượng phiếu nhiều nên khó kiểm soát dẫn đến thiếu minh bạch và chưa rõ ràng |
Ưu điểm | Bầu cử theo đại cử tri thường phản ánh chính xác lá phiếu của các cử tri phổ thông. Hệ thống này cũng tạo cho các bang nhỏ có sức nặng hơn trong việc bầu chọn nhà lãnh đạo mới của đất nước. Hệ thống đại cử tri cũng đồng nghĩa với việc một ứng viên muốn chiến thắng phải nhận được sự ủng hộ của các lá phiếu trên phạm vi cả nước. | Mục đích của phiếu phổ thông là nhằm bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật), đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử. |