Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được chúng tôi biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat.... cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 đặc:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường
– Cân bằng phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi thế nào.
Cu0 + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+4O2+ H2O
Bước 2. Lập thăng bằng electron.
1x 2x | Cu → Cu+2 + 2e N+5 + 1e → N+4 |
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
– Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc: Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 loãng
– Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng: Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3đặc và sinh ra khí nito đioxit NO2 nâu đỏ.
– Mở rộng: Axit nitric HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu. Khi đó, kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao và tạo ra muối nitrat.
Thông thường, nếu dùng dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2, còn dung dịch loãng thì tạo thành NO.