Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết. Vậy cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào?
Mục lục bài viết
1. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực.
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Đáp án đúng là: D
Trả lời: Về tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực (SGK – Trang 98).
2. Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu lạc:
2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực):
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam hình thành và phát triển như một tất yếu. Bởi lẽ, con người ngay từ khi sinh ra đã gắn bó mật thiết với tự nhiên. Con người phải dựa vào tự nhiên để kiếm sống đồng thời cũng phải chiến đấu chống lại sự hung dữ của nó.
Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
Nền nông nghiệp lúa nước càng khẳng định sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên luôn bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên dẫn đến lối tư duy tổng hợp. Vì vậy, con người bắt đầu sùng bái nhiều yếu tố trong tự nhiên: đất, nước, trời. Tín ngưỡng đa thần là nét nổi bật trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà):
Là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Triều Tiên và Văn hóa Đông Nam Á Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên trở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.
3. Bài tập tự luyện và đáp án:
Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?
A. 15 bộ.
B. 16 bộ.
C. 17 bộ.
D. 18 bộ.
Lời giải
Đáp án: A.
Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đứng đầu liên minh 15 bộ là Hùng Vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).
Câu 2. Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Vua Hùng.
Lời giải
Đáp án: D.
Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là Vua Hùng (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).
Câu 3. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Lời giải
Đáp án: B.
Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).
Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Sản xuất thủ công nghiệp.
B. Trao đổi, buôn bán qua đường biển.
C. Sản xuất nông nghiệp.
D. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
Lời giải
Đáp án: C.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).
Câu 5. Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần – vua.
C. Ứớp xác.
D. Thờ phụng Chúa Giê-su.
Lời giải
Đáp án: A.
Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên (SGK Lịch Sử 6/ trang 66).
Câu 6. Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là
A. Chăm-pa.
B. Phù Nam.
C. Văn Lang.
D. Lâm Ấp.
Lời giải
Đáp án: C.
– Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là Văn Lang (thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN).
– Nhà nước Lâm Ấp ra đời vào cuối thế kỉ II, đến thế kỉ VII đổi tên thành Chăm-pa.
– Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.
Câu 7. Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến
A. Chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm.
B. Chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.
C. Chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt.
D. Chống quân Đường xâm lược của người Việt.
Lời giải
Đáp án: B.
Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).
Câu 8. Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?
A. Nỏ Liên Châu.
B. Mũi phóng lao.
C. Rìu vạn năng.
D. Súng thần công.
Lời giải
Đáp án: A.
Hình ảnh trên minh họa cho Nỏ Liên Châu của cư dân Âu Lạc.
Câu 9: Hình ảnh sau đây cho em biết điều gì về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội.
B. Xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại.
C. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.
D. Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên.
Lời giải
Đáp án: A.
Hình ảnh trên cho thấy: Người Việt thích nhảy múa, hát ca trong các dịp lễ hội.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Xăm mình.
B. Làm bánh chưng, bán giầy.
C. Nhuộm răng đen.
D. Tục thờ thần – vua.
Lời giải
Đáp án: D.
Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…
B. Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang.
C. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam.
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền.
Lời giải
Đáp án: B.
Thức ăn chính của người việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là: gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá… (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).
Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?
A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.
B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
D. Chưa có quân đội, luật pháp.
Lời giải
Đáp án: B.
Nhà nước Văn Lang chua có luật pháp thành văn và chữ viết (SGK Lịch Sử 6/ trang 63).
Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc?
A. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).
B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
D. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
Lời giải
Đáp án: A.
Kinh đô của nhà nước Âu Lạc đặt ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) – SGK Lịch Sử 6/ trang 64.
Câu 14. Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước.
B. Quân đội được tổ chức quy củ.
C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).
D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.
Lời giải
Đáp án: A.
– Cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc có điểm tương đồng:
+ Đứng đầu nhà nước là vua.
+ Cả nước chia làm các bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
+ Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.
Câu 15. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Bắc và Đông Bắc.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Lời giải
Đáp án: B.
Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 62).
THAM KHẢO THÊM: