Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn. Tuy nhiên Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây mà chúng tôi đã biên soạn
Mục lục bài viết
1. Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?
A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.
B. Mở rộng diện tích canh tác.
C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
D. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
2. Thành tựu về nông nghiệp của cư dân Đại Việt:
- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như:
+ Đắp đê, xây dựng hoặc tu sửa các công trình thủy lợi
+ Kêu gọi và tổ chức nhân dân khai hoang mở rộng diện tích cày cấy
+ Thực hiện phép “quân điền” chia ruộng đất cho nông dân
+ Nghiêm cấm giết trâu bò, để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện: Miễn giảm thuế, cày tịch điền; đặt một số chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp,…
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,…
- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, nhân dân sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt; năng suất lao động tăng cao.
- Công cuộc khai hoang, phục hoá, lấn biển làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
- Hệ thống để điều, thuỷ lợi từng bước được hoàn chỉnh trong cả nước
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Đáp án đúng là: D
Chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam:
+ Các hoàng đế thường thực hiện nghi lễ Tịch điền vào mùa xuân để khuyến khích nghề nông phát triển.
+ Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều, cử quan lại thường xuyên trông coi việc đắp đê, nạo vét kênh mương, đào nắn các dòng chảy,… phục vụ sản xuất.
+ Quy định cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.
+ Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác, nâng cao kĩ thuật canh tác, du nhập và cải tạo giống lúa,… (SGK – Trang 111, 112)
Dưới thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất luôn tồn tại và ngày càng phổ biến. Do đó phương án xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước không phải là chính sách của các triều đại phong kiến.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.
D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt:
+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. Trước những thách thức của tự nhiên và xã hội, người Việt đã nỗ lực xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài.
+ Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới. (SGK – Trang 121, 122)
Câu 3. Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
A. Lúa mì.
B. Lúa mạch.
C. Lúa nước.
D. Ngô.
Đáp án đúng là: C
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,…
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
Đáp án đúng là: D
Ở Đại Việt, thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
Câu 5. Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là
A.Khuyến nông sứ.
B.Đồn điền sứ.
C.Hà đê sứ.
D.An phủ sứ.
Đáp án đúng là: C
Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là Hà đê sứ (“hà” có nghĩa là sông; “đê” có nghĩa là đê điều).
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Sản xuất phát triển dưới thời cai trị của Mạc Đăng Doanh.
B. Sản xuất suy giảm khi xung đột Nam – Bắc triều diễn ra.
C. Ruộng công nhiều hơn ruộng tư, nông dân không thiếu ruộng.
D. Từ cuối thế kỉ XVI, sản xuất nông nghiệp dần ổn định trở lại.
Đáp án đúng là: C
Nông nghiệp Đại Việt ở Đàng Ngoài:
+ Thời kì trị vì của Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540) dù ngắn ngủi vẫn là một thời kì phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
+ Khi xung đột Nam – Bắc triều nổ ra, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
+ Từ cuối thế kỉ XVII, nền nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng đất diễn ra trầm trọng.
Câu 7. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII là lưu vực
A. Sông Hồng và sông Đà.
B. Sông Gianh và sông Thu Bồn.
C. Sông Hồng và sông Thái Bình.
D. Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Đáp án đúng là: D
Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước trong các thế kỉ XVII – XVIII.
Câu 8. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là
A. Khai mỏ, khắc bản in, làm đường cát trắng,…
B. Đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…
C. Khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,…
D. Làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…
Đáp án đúng là: A
Bên cạnh sự phát triển của nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,… một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,…
Câu 9. Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Kẻ Chợ, Phố Hiến,…
B. Thanh Hà, Hội An,…
C. Bến Nghé, Cù Lao Phố,…
D. Mỹ Tho, Tiền Giang,…
Đáp án đúng là: A
Cùng với Kẻ Chợ, Đàng Ngoài còn nổi tiếng với Phố Hiến (Hưng Yên) nên dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các đô thị dần suy tàn, dân cư thưa thớt.
B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, thường họp theo phiên.
C. Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước, như: Nhật Bản, Hà Lan,…
D. Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị.
Đáp án đúng là: A
Tình hình thương mại của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
Nội thương:
+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.
+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.
Ngoại thương phát triển mạnh, có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới.
Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị:
+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ, Phố Hiến,…
+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé – Sài Gòn,…
THAM KHẢO THÊM: