CSGT có được truy đuổi người vi phạm? Trách nhiệm khi truy đuổi gây tai nạn? Cảnh sát giao thông được quyền truy đuổi người vi phạm giao thông khi nào? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông đối với đối tượng vi phạm giao thông.
Chúng ta có thể thấy được cảnh sát giao thông (CSGT) trong thi hành nhiệm vụ truy đuổi người vi phạm trên đường. Câu hỏi thường được mọi người đặt ra là CSGT có được truy đuổi người vi phạm hay không? và Trách nhiệm khi truy đuổi gây tai nạn sẽ như thế nào? Qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát giao thông là gì?
Theo Khoản 25 Điều 3
Như vậy Cảnh sát giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 được quy định là người điều khiển giao thông với trách nhiệm được quy định trong luật này tại Điều 37 như sau:
“1. Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
2. Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.”
2. CSGT có được truy đuổi người vi phạm không?
Theo Khoản 1 Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc việc tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông và Khoản 2 Điều 4, Điều 5 THÔNG TƯ 01/2016/TT-BCA quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.”
“Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.”
“Điều 4. Nhiệm vụ
2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn phân công tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”
“Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điềukhiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Tuy các điều khoản không hề quy định rõ ràng về thuật ngữ truy đuổi trong nhiệm vụ , quyền hạn của CSGT nhưng qua những từ ngữ : “Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật” và nguyên tắc của luật giao thông đường bộ ““Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.””
Theo Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT mà chủ phương tiện không chấp hành, bỏ chạy thì đây được coi là hành vi vi phạm: “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”, và cũng được coi là “Hành vi chống người thi hành công vụ”. Và khi đó, CSGT có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi này, trong đó có quyền bắt giữ người có hành vi chống đối.
Như vậy, việc CSGT truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT vẫn là phù hợp quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình truy đuổi của CSGT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các loại công cụ hỗ trợ này và phải đảm bảo an toàn giao thông để không xảy ra tai nạn cho các phương tiện khác.
3. Trong trường hợp nào cảnh sát truy đuổi người vi phạm luật giao thông
Khoản 1 Điều 87
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các quyền sau:
“1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh)…
Căn cứ các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của cảnh sát giao thông vừa trích dẫn ở trên, pháp luật hiện chưa có quy định nào cho phép cảnh sát truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép cảnh sát, Thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn.
Tóm lại, khi phát hiện người vi phạm có lỗi hành chính, chưa cấu thành tội phạm hình sự (như không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ…) nhưng không chịu tuân thủ hiệu lệnh, cảnh sát có thể ghi lại biển số xe của người vi phạm rồi thông báo cho các chốt kiểm tra liền kề hoặc các tổ tuần tra để kịp thời ngăn chặn hoặc chụp ảnh, ghi hình để làm bằng chứng xử lý sau chứ không cần thiết phải truy đuổi.
4. Trách nhiệm nếu truy đuổi gây tai nạn như thế nào?
Trong trường hợp những người bị nạn đã vi phạm quy định về giao thông đường bộ mà cố tình bỏ trốn khi gặp sự truy đuổi, ngăn cản của cơ quan công an thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, về hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”.
Trường hợp này thiệt hại xảy ra là do chính những người này từ hành vi bỏ chạy, nên sẽ không xem xét về tội chống người thi hành công vụ hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tại điều 202 Bộ luật hình sự. Nhưng cần xem xét trách nhiệm của 2 chiến sĩ công an nếu truy đuổi người vi phạm giao thông quá mức cần thiết dẫn đến hậu quả bị tai nạn thiệt mạng.
Trách nhiệm trong trường hợp này:
– Xử lý kỷ luật với các hình thức cụ thể như đình chỉ công tác, hạ cấp bậc… và phải bồi thường thiệt hại vì vi phạm quy định khi truy đuổi không đảm bảo an toàn hoặc trong trường hợp không cần thiết.
– Việc cố tình truy đuổi trong điều kiện không an toàn, sau đó để xảy ra thương tích đối với người vi phạm thì sẽ bị xử lý. Tùy theo kết quả điều tra việc để xảy ra hậu quả là vô ý hay cố ý thì sẽ có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật. Nếu vô ý thì có trách nhiệm bồi thường dân sự, nếu cố ý và thương tích của người vi phạm lỗi nhẹ đó bị nặng từ 11% trở lên thì có thể khởi tố theo tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015.
– Nếu hậu quả dẫn đến chét người có thể áp dụng Điều 127 Bộ luật hình sự 2015 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Hi vọng qua bài viết nay, bạn có thể hiểu hơn về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm khi xảy ra tai nạn khi truy đổi của cảnh sát giao thông. Luật Dương Gia chúc bạn thượng lộ bình an!