CSGT có được kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người vi phạm không? Cảnh sát giao thông có được kiểm tra giấy tờ tùy thân không? Cảnh sát giao thông được phép kiểm tra những loại giấy tờ gì của người vi phạm?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải có đủ điều kiện, mang theo đầy đủ giấy tờ mà pháp luật quy định cũng như tuân thủ các quy định về giao thông. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông, người tham gia giao thông phải tuân thủ và xuất trình các giấy tờ được yêu cầu. Vậy, Cảnh sát giao thông có được yêu cầu kiểm tra chứng minh nhân dân (căn cước công dân), giấy tờ tùy thân của người tham gia giao thông?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tuần tra, kiểm soát của của cảnh sát giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông cần phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cụ thể như sau:
-Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
– Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
– Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
2. Quy định về hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát
2.1. Quy định về hình thức tuần tra, kiểm soát
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, tuần tra, kiểm soát cơ động
Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, kểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
– Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Thứ ba, tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Quy định về nội dung tuần tra, kiểm soát
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát các nội dung sau:
Thứ nhất, về nội dung tuần tra:
– Giám sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn, điều khiển, giải quyết ùn tắc giao thông hoặc phối hợp giải quyết ùn tắc, sự cố giao thông trên tuyến giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát;
– Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật;
Nội dung tuần tra phải thể hiện trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, về nội dung kiểm soát
– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;
Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;
Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
3.1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
Tại Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
3.2. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát có các quyền hạn sau:
– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
– Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật quy định cho phép Cảnh sát giao thông có quyền hạn được kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát
4. Hình thức xử phạt đối với trường hợp không xuất trình giấy tờ tùy thân
Thứ nhất, đối với hành vi không xuất trình giấy tờ tùy thân
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân) theo yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Thứ hai, đối với hành vi không xuất trình giấy tờ liên quan đến phương tiện
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 82
– Người có thẩm quyền tiến hành lập
– Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);
– Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành