Cảnh sát giao thông là một trong những bộ phận quan trọng của lực lượng công an nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Vậy trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn, cảnh sát giao thông có được phép điều khiển xe của người vi phạm hay không?
Mục lục bài viết
1. CSGT có được điều khiển xe của người vi phạm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có quy định cụ thể về quyền hạn của cảnh sát giao thông trong quá trình tuần tra và kiểm soát. Theo đó, cảnh sát giao thông trong quá trình tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
– Được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định Luật giao thông đường bộ năm 2019, Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Kiểm soát người, kiểm soát phương tiện giao thông phải kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ của phương tiện giao thông trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật, kiểm soát việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ;
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, được phép áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, an ninh trật tự xã hội, và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
– Được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp và hỗ trợ giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông, un tắc giao thông, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất an ninh trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, hoặc nhằm mục đích ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đã hoặc có thể xảy ra trên thực tế, các cán bộ cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra sẽ được quyền huy động phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc, huy động các phương tiện khác của các cơ quan và cá nhân trong xã hội, người đang điều khiển phương tiện, người đang sử dụng phương tiện đó theo quy định của pháp luật về công an nhân dân. Việc huy động này sẽ được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản;
– Được trang bị các loại phương tiện giao thông, được sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện và kĩ thuật nghiệp vụ phục vụ cho quá trình công tác, trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về công cụ hỗ trợ và vật liệu nổ, trang bị đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện kĩ thuật khác theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính, phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và phù hợp với các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an;
– Được quyền tạm thời đình chỉ hoạt động đi lại ở một số đoạn đường nhất định, có thẩm quyền phân luồng, phân loại tuyến đường đi, nơi tạm dừng đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống un tắc giao thông xảy ra, khi xảy ra các hiện tượng tai nạn giao thông và khi có yêu cầu cần thiết khác nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn khác của lực lượng công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, lực lượng cảnh sát giao thông có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, khi thực hiện thủ tục lập biên bản đối với hành vi vi phạm, ra quyết định tạm giữ phương tiện, khi chủ phương tiện không có mặt tại hiện trường hoặc chủ phương tiện có mặt tuy nhiên đang trong tình trạng không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện về trụ sở, thì lực lượng chức năng sẽ tiến hành hoạt động đưa xe cẩu đến để đưa phương tiện đó về nơi giam giữ.
Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông cũng có thể trực tiếp điều khiển phương tiện bị tạm giữ về trụ sở, tuy nhiên điều kiện là cần phải có chủ phương tiện đi cùng hoặc người vi phạm pháp luật phải đi cùng trên xe để thực hiện hoạt động giám sát. Ngoài ra, trong quá trình đưa xe về trụ sở, cảnh sát giao thông cần phải đảm bảo an toàn cho tài sản của công dân, đồng thời trong thời gian phương tiện bị tạm giữ, nếu như xảy ra hiện tượng mất mát hoặc hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Người dân cũng hoàn toàn có quyền được sử dụng các loại thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát phương tiện trong quá trình bị tạm giữ, từ đó thu thập các bằng chứng và chứng cứ, cơ sở khiếu nại nếu có sự cố xảy ra trên thực tế.
2. CSGT có phải bàn giao tiền phạt sau khi kết thúc tuần tra không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có quy định về việc kết thúc tuần tra, kiểm tra. Theo đó, khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, tổ cảnh sát giao thông sẽ cần phải thực hiện những công việc cơ bản như sau:
– Tổ trưởng sẽ cần phải tiến hành tổ chức cuộc họp để đúc rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, đưa ra những khuyết điểm còn tồn tại, từ đó đề suất các ý kiến sửa đổi, ghi vào sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, thảo luận về tình hình an ninh trật tự an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính, đưa ra những vấn đề khác có liên quan, đưa ra các kiến nghị đề suất, sau đó ký xác nhận;
– Báo cáo về tình hình và kết quả của tổ cảnh sát giao thông;
– Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị các loại tài sản sau:
+ Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính;
+ Các loại giấy tờ và tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
+ Tiền phạt tại chỗ;
+ Các hình ảnh và tài liệu thu thập được bằng phương tiện và kĩ thuật nghiệp vụ;
+ Phương tiện giao thông và phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ, vũ khí và công cụ hỗ trợ kèm theo các trang thiết bị khác.
Như vậy có thể nói, sau khi kết thúc quá trình tuần tra, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ phải có nghĩa vụ bàn giao số tiền phạt tại chỗ lại cho cán bộ quản lý của đơn vị đó.
3. Dụng cụ nào được trang bị cho CSGT khi đi tuần tra, kiểm soát?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có quy định cụ thể về trang bị và điều kiện đảm bảo của lực lượng cảnh sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự và an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
Lực lượng cảnh sát khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trật tự và an toàn giao thông đường bộ sẽ được trang bị các thiết bị sau:
+ Còi;
+ Loa;
+ Gậy chỉ huy giao thông;
+ Phương tiện và kĩ thuật nghiệp vụ;
+ Vũ khí và công cụ hỗ trợ khác;
+ Các biểu mẫu sử lý vi phạm hành chính.
Như vậy có thể nói, dụng cụ được trang bị cho cảnh sát giao thông trong quá trình đi tuần tra và kiểm soát sẽ bao gồm các dụng cụ và trang bị nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.