Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đòi hỏi các ứng cử viên phải đáp ứng được trình độ theo yêu cầu và kế toán CPA là một vị trí rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy, CPA là gì? Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng chỉ hành nghề kế toán CPA như thế nào?
Mục lục bài viết
1. CPA là gì?
CPA đây là một thuật ngữ trong marketing là từ được viết tắt bởi cụm từ Cost Per Action, CPA là chi phí tính dựa trên một lần thực hiện hành động, có nghĩa là các bạn sẽ nhận tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo khi khách hàng thực hiện một hành động nào đó thông qua đường link Affiliate của bạn, chẳng hạn như : đăng ký tài khoản, điền form, mua hàng, tải phần mềm…
Trong kế toán CPA được hiểu là một một loại giấy chứng nhận tương tự như các loại chứng chỉ TOEIC, IC3) nhưng CPA được cấp cho kế toán viên đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn cho Bộ Tài Chính cấp.
Chứng chỉ CPA này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất, trình độ của kế toán viên có đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng và đồng thời để thể hiện trình độ của bản thân.
Chứng chỉ CPA là một chứng chỉ rất cần thiết với mỗi kế toán viên trong ngành
Vì vậy, chứng chỉ CPA đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng là việc của kế toán viên, vừa giúp cho Nhà nước trong việc quản lý các cá nhân hoạt động kế toán ở Việt Nam.
Tên viết tắt của từ CPA chính là: Cost Per Action
Trong tiếng Anh, chứng chỉ hành nghề kế toán CPA là: CPA Accounting Practitioner Certificate
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kế toán CPA:
Thứ nhất, đối tượng dự thi
Hiện nay để đáp ứng được việc mở rộng thị trường kinh tế và tìm kiếm nhân tài pháp luật nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có khả năng bao gồm cả đối tượng dự thi là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Không thuộc các đối tượng không được làm kế toán theo quy định.
Thứ hai, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại.
Thứ ba, điều kiện về thời gian làm việc thực tế
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
3. Các đối tượng không được làm kế toán:
Để đảm báo quyền lợi của các doanh nghiệp cũng như quyền lợi của những bên liên quan pháp luật nước ta quy định cụ thể các đối tượng không được tham gia làm kế toán như sau:
- Người chưa thành niên; người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kế toán CPA:
Thứ nhất, hồ sơ dự thi
- Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên, hồ sơ dự thi gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
- Người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, hồ sơ gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi
thông báo ; - Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo
Chi phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.
Thứ hai, quy định nội dung thi
Đối với người dự thi để lấy chứng chỉ kế toán viên bắt buộc phải 4 môn sau:
Pháp luật kinh tế và
Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
Thuế và quản lý thuế nâng cao;
Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
Thứ ba, thể thức thi
Mỗi môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Thứ tư, tổ chức các kỳ thi
- Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV. Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.
- Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi. Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.
Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán cấp được công nhận theo quy định.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất Luật kế toán 2019;
Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.