Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm từ trước đến nay chính là việc sử dụng và thực thi quyền lực của nhân dân và cơ quan nhà nước. Bởi lẽ, một số bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ đã có những hành vi ưng xử, hách dịch với nhân dân. Cùng tìm hiểu về trách nhiệm công vụ của họ.
Mục lục bài viết
1. Công vụ là gì?
Để hiểu được khái niệm về công vụ là gì? Tác giả xin giới thiệu cho bạn đọc hiểu về khái niệm công và vụ.
Thứ nhất, công được hiểu là là những hoạt động mang tính cộng đồng, công việc chung của toàn đất nước.
Thứ hai, vụ được hiểu là những vụ việc, công việc được giao phải thực hiện.
Như vậy, công vụ hiểu đơn giản chính là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền của Nhà nước vì lợi ích chung của toàn thể dân tộc, lợi ích xã hội và những lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân.Nhìn chung đây là những hoạt động có tính bắt buộc và kỷ cương nghiêm khắc, bắt buộc những chủ thể thực hiện những nhiệm vụ được giao phải đảm bảo chính xác, công bằng. Đây là những công việc được thực hiện liên tục để đảm bảo cho cơ chế nhà nước được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục trên nguyên tắc sử dụng quyền lực nhà nước và đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Do đó mà những chủ thể thực hiện hành vi này chính là đội ngũ công chức chuyển nghiệp thực hiện.
Hiện nay, để phù hợp với tình hình thực tế nền chính trị của nước ta thì công vụ sẽ có một số tính chất và đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mục đích của công vụ là phục vụ cho những lợi ích của nhà nước và nhân dân.
- Chủ thể thực thi nhiệm vụ chính là đội ngũ cán bộ, công viên chức đang làm việc trong bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc hoạt động và làm việc của công vụ chính là theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được nhà nước giao và tuân theo pháp luật.
Công vụ được dịch sang tiếng anh như sau: Equitment
2. Một số vấn đề về chế độ công vụ:
Thứ nhất, chế độ công vụ
Chế độ công vụ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đây là sự tổng hợp các quyền và nghĩa vụ được giao cho chủ thể có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nguyên tắc nhà nước.
Có những quyền thực chất là nghĩa vụ của công chức như: quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở…thực chất là nghĩa vụ. Đây là nhiệm vụ được quy định đối với từng chủ thể thực thi pháp luật như
Trước kia quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ và xây dựng đất nước, nhưng đến những giai đoạn tiếp theo thì quyền lực này được giao lại cho cơ quan nhà nước đại diện nhân dân thực hiện và ban hành những quy định vì lợi ích của nhân dân. Và có một điều tất yếu đó chính là việc giao nhiệm vụ này sẽ phải dựa theo những ý kiến đóng góp của nhân dân, đảm bảo quyền lợi của nhân của cộng đồng.
Thứ hai, trách nhiệm của công vụ
Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chính trị, tạo nên hình ảnh của chế độ, của nhà nước trong mắt người dân. Hiện nay trách nhiệm của công vụ được nâng cao và đào tạo nghiêm khắc. Bởi tình trạng một số đội ngũ cán bộ, công chức có hành vi không đúng với đạo đức của một người cán bộ. Do đó mà trách nhiệm công vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức có mỗi quan hệ chặt chẽ với kết quả công vụ. Một kết quả đạt được không chỉ là đạt về số lượng mà còn phải đạt về chất lượng và được lòng dân, đây mới chính vấn đề được quan tâm nhất. Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên để có thể đạt được những kết quả đặt ra thì bản thân mỗi người cán bộ, công chức cần phải có thái độ làm việc hiệu quả, tuân thủ pháp luật và đúng với lương tâm, đạo đức của một người cán bộ.
Hiện nay, chúng ta có thể vấn đề trách nhiệm công vụ đã có nhiều khả thi và hiệu quả hơn so với trước đây. Từ năm 1986 đến này, đội ngũ cán bộ, công chức đã có rất nhiều cố gắng để thực thu tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao để có thể phục vụ cho nhân dân, đất nước tốt nhất. Trách nhiệm thực thi công vụ chính là hoạt động gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một quốc gia. Khi những quyền lợi của người dân được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ thì mới có thể tạo điều kiện cho người dân phát huy tinh thần lao động và cống hiến cho đất nước.
Và việc thực hiện trách nhiệm công vụ của người cán bộ, công chức thực thi pháp luật còn được thể hiện ở quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức hoặc miễn nhiệm hoặc từ chức đối với cán bộ, công chức. Cụ thể trách nhiệm công vụ được thể hiện qua các quy định tại Luật cán bộ, công chức và
3. Trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức:
Cụ thể đối với người cán bộ, công chức thì trách nhiệm công vụ được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
Một, đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. Mọi nhiệm vụ, thực thi đạt được chỉ có thể có hiệu quả khi trong lòng mỗi người luôn tồn tại tinh thần yêu nước, trách nhiệm với nhân dân với Đảng và nhà nước.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Việc tôn trọng người dân là sự thể hiện trách nhiệm quan trọng nhất của người cán bộ, công chức. Cụ thể được thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử…Mục đích của quy định này chính là thể hiện vai trò của nhân dân đối với đất nước, mọi nhiệm vụ đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu trách nhiệm giám sát của nhân dân. Nhân dân giao quyền lực cho nhà nước chính vì vậy mà nhà nước là chính là chủ thể phải lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ. Do đó, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức đối với nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ được giao, không có những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, từ đó gây ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
Hai, trách nhiệm trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Những nhiệm vụ này cần đảm bảo nguyên tắc công bằng,liêm chính và đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Không được có những hành vi sai lệch làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người làm cán bộ, công chức.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không kết bè phái, lôi kéo nhau để tụ tập, chia rẻ nội bộ với nhau trong cơ quan, từ đó gây ảnh nhìn không tốt của người dân đối với người cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. Những nhiệm vụ được giao đi công tác hay thực tế tại địa phương phải được chi trả đúng ngân sách, không có hành vi tiêu sài phung phí.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Ba, trách nhiệm của người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây để đảm bảo quyền lợi của nhà nước và tránh trường hợp lạm dụng chức quyền không thực hiện:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người đứng đầu đơn vị cần phải là người có năng lực chuyên môn thực sự để có thể quản lý tốt những công việc của những cán bộ, công chức cấp dưới thực hiện.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức. Đây là nhiệm vụ được người lãnh đạo phải cần đặt lên hàng đầu, bởi hiện nay một số đối tượng người cán bộ, công chức có những hành vi lợi dụng chức quyền hoặc bỏ bê công việc.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ có những đặc điểm khá giống nhau, tức là đều dựa trên những lợi ích của nhân dân của toàn thể đất nước mà thực hiện. Và việc thực hiện này cần phải đảm bảo nguyên tắc và những quy định của pháp luật ban hành trước đó. Điều này sẽ đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân, hạn chế được những hành vi vi phạm, lợi dụng chứ quyền để trục lợi cho bản thân. Đây chính là một trong những vấn đề đã được lên án khá nhiều từ những năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đã được kiểm soát và xử lý nghiêm ngặt hơn, từ đó hạn chế được những hậu quả xảy ra, đồng thời làm gương cho những đội ngũ cán bộ, công chức và tạo hình ảnh đẹp đối với người dân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Văn bản hợp nhất số 25/VNBH-VPQH Luật Cán bộ, công chức ;