Công văn giải trình thuế được xem là loại giấy tờ, văn bản được các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng một cách thường xuyên nhằm mục đích gửi đến các cơ quan thuế để giải trình một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuế. Dưới đây là mẫu công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu của các doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu:
CÔNG TY …(1)… Số: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
GIẢI TRÌNH
(V/v trả lời Công văn số … của Chi cục Thuế …)
Kính gửi: …(2)…
– Tên Công ty: …
– Mã số thuế: …
– Địa chỉ trụ sở chính: …
– Người đại diện theo pháp luật: …
– Số điện thoại: …
Ngày …, chúng tôi nhận được Công văn số… của Chi cục Thuế … về việc …(3)… Chúng tôi xin được trả lời lần lượt các câu hỏi trong Công văn như sau: …(4)…
Công ty … kính đề nghị Chi cục Thuế … xem xét, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VP. | ĐẠI DIỆN CÔNG TY GIÁM ĐỐC (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Tuy nhiên cần phải lưu ý:
(1) Tên đầy đủ của công ty.
(2) Gửi cơ quan Thuế yêu cầu giải trình (dựa vào công văn mà cơ quan Thuế gửi cho công ty).
(3) Ghi ngắn gọn nội dung mà cơ quan Thuế yêu cầu giải trình (ví dụ: giải trình thu nhập của người lao động, thuế giá trị gia tăng …)
(4) Trả lời cụ thể từng câu hỏi/vấn đề mà cơ quan Thuế đặt ra (ví dụ: giải trình thu nhập của người lao động tại sao có sự chênh lệch như cơ quan Thuế nêu, hay thuế giá trị gia tăng có sự khác biệt so với số liệu mà cơ quan Thuế nêu …).
2. Nội dung chính của công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu:
Trong quá trình soạn công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu của các doanh nghiệp, người soạn cần phải đắp ứng được các nội dung chủ yếu như sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Thời gian gửi công văn giải trình thuế, địa điểm gửi công văn giải trình thuế lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tên của cơ quan nhận công văn giải trình thuế về việc không phát sinh doanh thu của các doanh nghiệp;
– Thông tin của các cơ quan và doanh nghiệp thực hiện hoạt động giải trình thuế;
– Người đại diện pháp lý của cơ quan và doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải trình thuế;
– Nội dung về vấn đề giải trình thuế, cụ thể trong trường hợp này là việc không phát sinh doanh thu của các doanh nghiệp;
– Xác nhận bởi người đứng đầu công ty về vấn đề giải trình thuế.
3. Mức xử phạt khi vi phạm về công văn giải trình thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và các nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn. Theo đó:
– Phạt cảnh cáo được xem là hình thức xử phạt chính. Phạt cảnh cáo sẽ áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn ở mức độ không nghiêm trọng phải có các tình tiết giảm nhẹ và thuộc các trường hợp được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo căn cứ theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
– Phạt tiền cũng được xem là hình thức xử phạt chính. Mức phạt tiền tối đa được xác định là không quá 100.000.000 đồng đối với các tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn. Phạt tiền tối đa không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn;
– Phạt tiền tối đa không vượt quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là các tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Đồng thời, phạt tiền tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế;
– Phạt 20% số tiền thuế bị thiếu hoặc số tiền thuế đã được giám/miễn/hoàn lại cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến trường hợp thiếu số tiền thuế bắt buộc phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn/tiền thuế được giảm/tiền thuế được hoàn;
– Phạt tiền từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế đã trốn đối với các hành vi trốn thuế.
Theo đó, trong trường hợp các công ty nộp công văn giải trình thuế chậm trễ thì sẽ bị xử phạt theo nội dung tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Các tổ chức cần phải nộp tờ khai giải trình trong khoảng thời hạn không quá 05 ngày được tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp giải trình trực tiếp, các tổ chức cần phải nộp tờ khai giải trình trong khoảng thời gian 02 ngày được tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
4. Nguyên tắc và các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về nguyên tắc quản lý thuế. Bao gồm:
– Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các hộ kinh doanh sẽ cần phải có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Các cơ quan quản lý thuế (trong đó bao gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực) và các cơ quan khác của nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế sẽ cần phải thực hiện hoạt động quản lý thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, quá trình quản lý cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch, bình đẳng, công bằng vô tư khách quan, đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp của những người nộp thuế;
– Cơ quan tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm tham gia vào lĩnh vực quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện hoạt động cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực quản lý thuế, áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế, và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện thực tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Cần phải áp dụng đầy đủ các biện pháp ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục về thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý thuế. Bao gồm:
– Hành vi thông đồng, bao che, móc nối giữa những người nộp thuế và các công chức quản lý thuế, các cơ quan quản lý thuế để nhằm mục đích chuyển giá, trốn thuế trái quy định pháp luật;
– Gây phiền hà hoặc gây nhiễu sách đối với người nộp thuế;
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt và sử dụng trái phép tiền thuế;
– Có hành vi cố tình không kê khai đầy đủ, kê khai không kịp thời, kê khai không chính xác số tiền thuế cần phải nộp;
– Có hành vi cản trở các cán bộ công chức quản lý thuế trong quá trình thi hành công vụ;
– Sử dụng trái phép mã số thuế của người khác để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc cho người khác sử dụng trái phép mã số thuế của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Bán hàng hóa, cung cấp các loại dịch vụ không thực hiện thủ tục xuất hóa đơn đầy đủ theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp các loại hóa đơn;
– Sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, có hành vi phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Công văn 928/TCT-PC của Tổng cục Thuế về việc báo cáo rà soát, đánh giá 03 năm thi hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: