Với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì ngành nghề xuất nhập khẩu là một lĩnh vực cũng khá phát triển và phổ biến. Chính vì thế các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến. Vậy công ty xuất nhập khẩu là gì?
Mục lục bài viết
1. Công ty xuất nhập khẩu là gì?
1.1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu thực chất là cách gọi của hai hoạt động đó chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Có thể hiểu rằng xuất nhập khẩu chính là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ với nhau. Các doanh nghiệp của các quốc gia này sẽ sử dụng tiền tệ để mua bán các hàng hoá mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác. Khi một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của mình thì hành vi này được gọi là nhập khẩu, ngược lại khi quốc gia đó bán hàng hoá cho quốc gia khác thì được gọi là xuất khẩu.
Tại điều 28
– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, quy định pháp luật Việt Nam quy định về xuất nhập khẩu hàng hoá thì những hàng hoá được coi là đã được xuất/nhập khẩu vào Việt Nam khi hàng hoá đó được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu được coi là khu vực hải quan/đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu được coi là khu vực hải quan đưa vào.
Theo tình hình thực tế hiện nay, Việt Nam đa phần là sẽ xuất khẩu nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, rau quả tươi,…một phần nguyên nhân lớn là vì Việt Nam là nước nông nghiệp và cũng chính vì nước ta khai thác được những lợi thế đó nên hoạt động xuất khẩu nông sản đã góp phần lớn trong sự phát triển kinh tế của nước nhà. Ngoài nông sản, nước ta còn xuất khẩu thuỷ sản, quần áo, giày dép,…Còn đối với hoạt động nhập khẩu của nước ta thì chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng công nghệ như máy tính, ô tô, linh kiện điện tử,…
1.2. Công ty xuất nhập khẩu là gì?
Bản chất của công ty đó chính là do hai hay nhiều người (tổ chức) góp vốn thành lập để kinh doanh lấy lãi chia nhau và cùng nhau chịu rủi ro trong kinh doanh. Công ty có những đặc điểm sau:
– Sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân, sự liên kết này được thể hiện ở hình thức bên ngoài
– Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là điều kiện quan trọng để thành lập công ty. Tuy nhiên, vai trò của vốn góp đối với loại hình công ty là khác nhau
– Mục đích của việc thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lời chia nhau và nếu có rủi ro thì cùng nhau gánh chịu. Mức độ gánh chịu rủi ro sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vốn góp và loại hình công ty.
Khoản 6 điều 4
– Có tên riêng;
– Có tài sản;
– Có trụ sở giao dịch;
– Thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam được hiểu là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và được thành lập theo pháp luật Việt Nam đồng thời công ty xuất nhập khẩu chỉ được tổ chức dưới 03 loại hình đó là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Mục đích của thành lập của công ty xuất nhập khẩu đó chính là kinh doanh các ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu để sinh ra lợi nhuận.
2. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu:
Muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu thì người thành lập cần chú ý tới những điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đó bắt buộc phải thành lập theo đúng thủ tục và quy trình của pháp luật Việt Nam;
– Doanh nghiệp đó phải cam kết kinh doanh đúng các mặt hàng theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế quy định;
– Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những hàng hoá xuất nhập khẩu mà pháp luật có quy định có giấy phép thì doanh nghiệp đó phải có giấy phép của cơ quan nhà nước cấp đối với các hàng hoá đó. Ví dụ, tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có ban hành kèm theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì hàng xuất khẩu là tiền chất công nghiệp hay tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu phải có giấy phép do Bộ Công thương cấp.
– Phải tuân thủ điều kiện theo quy định của pháp luật đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu theo điều kiện. Ví dụ, đối với hàng hoá xuất khẩu là cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước là mặt hàng cần tuân thủ những điều kiện nhất định và những điều kiện, hồ sơ xuất khẩu sẽ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố và hướng dẫn.
– Không được kinh doanh các hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Ví dụ, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước;…
Như vậy, khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì quy trình, thủ tục thành lập sẽ giống như thành lập một doanh nghiệp bình thường. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng hoá mà phải có giấy phép, điều kiện thì doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ những điều đó.
3. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu:
Để thành lập công ty xuất nhập khẩu, người thành lập cần tuân thủ các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thành lập cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Điều lệ công ty: điều lệ công ty bản chất đó chính là bản cam kết của các thành viên về mục đích thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động của công ty. Bản điều lệ được coi như là bản hiến pháp của riêng công ty đó và được chính cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận. Nội dung của điều lệ công ty bao gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của công ty;
+ Tên ngành, nghề kinh doanh;
+ Vốn điều lệ; tổng số cổ phần của công ty cổ phần;
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc của các thành viên, chủ sở hữu công ty, cổ đông sáng lập
+ Quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông;
+ Cơ cấu tổ chức công ty;
+ Số lượng, chức danh quản lý; quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
+ Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp;
+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty;
+ Quyền mua lại phần vốn góp, cổ phần của thành viên, cổ đông;
+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận;
+ Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
+ Thể thức, điều kiện sửa đổi, bổ sung điều lệ.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty (các thông tin trong danh sách bao gồm họ tên, số CMND/CCCD, số điện thoại, địa chỉ);
– Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với các thành viên, cổ đông là cá nhân và giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập là tổ chức (giấy tờ chứng thực hợp pháp)
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức (chứng thực hợp pháp)
– Giấy uỷ quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi người nộp hồ sơ chuẩn bị xong đầy đủ các loại giấy tờ trên thì tiến hành nộp bộ hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính để xin cấp đăng ký kinh doanh. Hiện nay, có hai phương thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đó là nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,..hiện đã triển khai về vấn đề nộp hồ sơ trực tuyến còn lại các tỉnh khác vẫn có thể lựa chọn một trong hai phương thức.
Bước 3:
Sau khi được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bắt buộc phải
4. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp giấy phép của thương nhân (mẫu số 01 đính kèm Nghị định 87/2018/NĐ-CP)
– Bản sao có dấu của thương nhân của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy tờ chứng minh có cầu cảng hoặc hợp đồng thuê cầu cảng được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
– Giấy chứng nhận của kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa;
– Giấy tờ chứng minh điều kiện về phòng cháy chữa cháy
– Những loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công hoặc nộp trực tiếp đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp phép. Ví dụ, nếu người nộp hồ sơ xin cấp phép về hàng hoá nhập khẩu là tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính thì sẽ phải nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tại Bộ Thông tin và truyền thông.
Khi tiến hành mở công ty xuất nhập khẩu, người thành lập hết sức lưu ý tới hồ sơ, giấy tờ tránh trường hợp xảy ra sai sót phải sửa và bổ sung dẫn tới tốn thời gian, đặc biệt người thành lập cần chú ý tới hàng hoá xuất nhập khẩu mà mình kinh doanh có cần điều kiện hay phải có giấy phép theo quy định của pháp luật ban hành hay không.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.