Cá nhân, tổ chức khi phát hành xổ số kiến thiết phải đảm bảo đúng luật pháp, và các quy định của Nhà nước về thống nhất quản lý phát hành xổ số. Vậy công ty xổ số có được mở chương trình khuyến mại không?
Mục lục bài viết
1. Công ty xổ số có được mở chương trình khuyến mại không?
Xổ số kiến thiết là thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến các loại hình xổ số truyền thống được các công ty xổ số kiến thiết kinh doanh hiện nay phổ biến nhất đó là xổ số truyền thống năm chữ số. Hiện nay xổ số truyền thống năm chữ số được xếp vào loại hình xổ số truyền thống có 5 chữ số dự thưởng được in sẵn trên đầu vé từ số 00.000 đến số 99.999 trong mỗi seri phát hành. Các công ty xổ số kiến thiết sẽ phải tuân thủ các quy định liên quan đến khuyến mãi về xổ số.
Do đó, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư
– Pháp luật nghiêm cấm các công ty xổ số kiến thiết, công ty xổ số điện toán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện việc khuyến mãi về xổ số giữa các hình thức như
+ Tự ý tiến hành giảm giá bán của vé xổ số;
+ Có hành động tặng vé xổ số không thu tiền đối với các cá nhân khác;
+ Để cho khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định thông qua việc tặng quà dưới hình thức hiện vật hoặc tặng bằng tiền, bằng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để thu hút được một khách hàng;
+ Ngoài ra, công ty xổ số kiến thiết cũng không được phép tăng giá trị của các giải thưởng so với thể loại tham gia dự thưởng, cùng với đó cũng không được tăng tỉ lệ trả thưởng theo đúng quy định mà Nhà nước đã ban hành;
+ Hành vi bán vé xổ số kèm theo việc tham gia các chương trình dự thưởng khác cũng bị nghiêm cấm;
+ Một số hình thức khuyến mại chưa được liệt kê tại trong thông tư này nhưng nếu được liệt kê trong những văn bản pháp luật khác thì cũng sẽ bị nghiêm cấm
Với quy đinh nêu trên, công ty xổ số kiến thiết sẽ không được phép thực hiện khuyến mại về xổ số dưới những hình thức đã được trình bày với nội dung trên. Trong trường hợp cố tình có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng mức xử phạt theo đúng quy định hiện tại thì tại
2. Cố tình thực hiện hành vi tổ chức khuyến mại và xổ số thì bị áp dụng mức xử phạt ra sao?
Như đã biết, hành vi mở chương trình khuyến mãi của công ty xổ số là hành vi vi phạm pháp luật nên khi bị phát hiện thì mức phạt được áp dụng theo khoản 1, khoản 3 khoản 4 Điều 47 của
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi khuyến mại trong hoạt động kinh doanh xổ số;
– Đối với hành vi cố tình lợi dụng hình thức khuyến mại mang tính may rủi để kinh doanh xổ số trái phép mà vì mục tiêu kiếm lợi nhuận thông qua việc thu tiền của khách hàng có tài sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng;
– Theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này thì hình thức xử phạt bổ sung cũng sẽ được áp dụng bao gồm tịch thu toàn bộ phương tiện, tang vật sử dụng để thực hiện chương trình khuyến trái với quy định;
– Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số với thời gian bị tước sử dụng đó là từ 1 tháng đến 2 tháng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả cũng là một trong những nội dung đã được đề cập rõ tại quy định này. Theo đó, đối với việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được do hành vi này gây nên.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 83 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung về Nghị định 102/2021/NĐ-CP, quy định về phạt tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã ghi nhận hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì sẽ áp dụng đối với cá nhân trừ một số trường hợp đã được quy định. Còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Liên quan đến mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với cá nhân trong hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm kinh doanh xổ số tối đa là 100 triệu đồng còn đối với tổ chức thì không được xử phạt tối đa là 200 triệu đồng.
Như vậy, hành vi của công ty mở chương trình khuyến mại của công ty xổ số sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lần thứ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì là 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng; đồng thời có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tiến hành tịch thu toàn bộ các phương tiện tang vật được sử dụng, tiến hành tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số với thời gian từ 1 tháng 2 tháng và nếu có phát sinh số lợi bất hợp pháp thông qua hành vi vi phạm thì cũng phải nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền Chánh Thanh tra Bộ Tài chính trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 52 của Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số được trao cho các cá nhân là Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ, Chánh thanh tra Sở tài chính, Chánh thanh tra Bộ Tài chính cũng có thẩm quyền này. Mỗi cá nhân đều được trao thẩm quyền xử phạt khác nhau, thông thường đều có quyền xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Tịch thu tang vật, phương tiện, Hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong bài viết này chỉ đề cập đến thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số. Cá nhân này có quyền trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm; Hoặc áp dụng mức phạt tiền lên tới 100 triệu đồng; Đồng thời có thể tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để hỗ trợ hành vi vi phạm. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt đã được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 52 thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình nếu phát hiện ra hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn mình quản lý thì có thể áp dụng quy định trong nghị định này để tiến hành xử phạt. Như ý rằng thẩm quyền đối với mức phạt tiền quy định tại điều này được áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có tổ chức sẽ là gấp hai lần cá nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư 112/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư