Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có phải thành lập ban kiểm soát không? Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên có bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát không?
Hiện nay, nói đến việc thành lập doanh nghiệp trên thực tế có 03 loại hình được lựa chọn nhiều và phổ biến nhất để thành lập bao gồm: Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập, công ty chỉ chịu trách về các khoản nợ công ty bằng tài sản của công ty đã cam kết qua vốn điều lệ và thực tế doanh thu kinh doanh của công ty. Khi công ty có từ 11 thành viên trở lên công ty cần thành lập ban kiểm soát để giám sát cơ cấu hoạt động của những bộ phận quản lý chính của công ty. Như vậy, Ban kiểm soát trong công ty cổ phần có đặc điểm, vai trò, quyền và trách nhiệm như thế nào trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên
Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn gồm
- Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch hội đồng thành viên.
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, cơ cấu phân bổ quyền và trách nhiệm trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:
– Cao nhất là Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Hội đồng thành viên bầu ra Ban kiểm soát (nếu cần); bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên;
– Tiếp theo đến Chủ tịch Hội đồng thành viên: có quyền giám sát Hội đồng thành viên, kiêm nhiệm hoặc thuê giám đốc/ Tổng giám đốc.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác,…
– Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được thành lập khi có từ 11 thành viên trở lên. Ban kiểm soát giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung giám sát cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên; …
2. Điều kiện để trở thành kiểm soát viên trong Ban kiểm soát
Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
– Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
– Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
– Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
– Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
Điều lệ công ty quy định cụ thể về nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của các Kiểm soát viên.
3. Trách nhiệm của Ban kiểm soát
Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:
– Tuân thủ đứng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
– Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.
– Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các giao dịch của họ với công ty. Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. Thành viên, người quản lý, Kiểm soát viên của công ty và người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung thông tin quy định trong giờ làm việc theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
– Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;
– Thẩm định
– Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho cháu hỏi là: Tại sao công ty TNNH 2 thành viên trở lên có từ 11 thành viên trở lên bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát ạ? Cháu cảm ơn. Làm ơn gửi câu trả lời vào email giúp cháu với ạ.?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 54
” Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty..”
Căn cứ thêm tại khoản 1 Điều 71 Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 71. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.”
Ban kiểm soát của một công ty có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty bao gồm: trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát chuyên trách và thành viên ban kiểm soát không chuyên trách.
Việc pháp luật quy định công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát xuất phát từ vai trò của ban kiểm soát và vị thế của Ban kiểm soát trong công ty tương đối độc lập. Ban kiểm soát có vai trò như sau:
– Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Chủ tịch hội đồng thành viên,giám đốc hoặc Tổng giám đốc lên hội đồng thành viên tại cuộc họp thường niên.Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Hội đồng thành viên theo yêu cầu của các thành viên.
Luật sư tư vấn thành lập ban kiểm soát công ty TNHH: 1900.6568
– Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của các thành viên, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra yêu cầu và phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra, khi phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên,Tổng Giám đốc hoặc giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
– Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng thành viên các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.