Mỗi một mọi loại hình doanh nghiệp sẽ mang một ưu và nhược điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế. Và đối với cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và lựa chọn mô hình kinh doanh đơn giản dễ quản lý thì công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình phù hợp nhất.
Mục lục bài viết
1. Công ty TNHH một thành viên là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thường hay viết tắt là công ty TNHH một thành viên. Đây là một loại hình khá doanh nghiệp khá phổ biến tại nước ta. Hiện nay, theo
Như vậy, đây là loại hình doanh nghiệp phù hợp với một tổ chức hay một cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng muốn chính mình sở hữu và quản lý. Khi thành lập doanh nghiệp này chủ sở hữu sẽ có thể tựu mình chịu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nhưng trong chỉ trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký. Và với quy định hiện hành thì công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH tiếng Anh được dịch như sau: Limited company
Còn muốn dịch sát nghĩa của công ty TNHH một thành viên là: Single share-holder limited company
2. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên:
Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
Đối với công ty TNHH một thành viên, do được hình thành từ một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hay nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã đăng ký ban đầu khi thành lập.
Công ty TNHH một thành viên có số lượng thành viên không nhiều, đồng thời những thành viên trong công ty điều là những người quen biết cùng nhau thành lập doanh nghiệp nên việc quản lý cũng như điều hành của công ty không quá phức tạp.
Việc thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ giúp cho chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
Nhược điểm:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực năm 2021 quy định, công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động. Chính vì thế việc huy động vốn tương đối khó khăn, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chỉ có cách tự đăng ký giảm vốn hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới nhưng trong trường hợp này phải thay đổi hình thức doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc đổi sang loại hình doanh nghiệp cổ phần.
3. Quy định về công ty TNHH một thành viên:
Thứ nhất, hồ sơ thành lập
Hồ sơ thành lập sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ theo quy định
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sỡ hữu công ty là tổ chức.
Tuy nhiên, hiện nay thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa hơn khi pháp luật cho phép chủ doanh nghiệp được ủy quyền cho một đơn vị hoặc cá nhân khác tiến hành việc đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
Một, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Hai, đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật doanh nghiệp 2020.
Ba, công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bốn, trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và
hợp đồng lao động .
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
Quyền của chủ sở hữu công ty
Một, chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định chiến lược phát triển và
kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Hai, chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
- Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
Một, góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
Hai, tuân thủ Điều lệ công ty.
Ba, phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Bốn, tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
Năm, chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Sáu, chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Bảy, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thứ sáu, tăng và giảm vốn điều lệ
Một, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
Hai, trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
- Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
- Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
Ba, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức nên tìm hiểu kỹ về loại hình thành lập doanh nghiệp mà mình muốn thành lập để từ đó lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;