Tài chính là một vấn đề vô cùng cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta. Và để nhằm phục vụ nhu cầu và lời ích từ những người có nhu cầu, bên cạnh các ngân hàng chính thống, hiện nay đã có rất nhiều công ty tài chính hình thành. Cùng tìm hiểu về hoạt động của công ty tài chính.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm công ty tài chính:
Tại khoản 1 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng cũng nêu rõ “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”
Như vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Finance company means a non-bank credit institution, a type of credit institution that may conduct one or several banking activities in accordance with this law, except for individual’s deposit receiving and payment services via customers’ accounts. Non-bank credit institutions include finance companies, finance leasing companies and other non-bank credit institutions.
Một số thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh liên quan đến công ty tài chính:
+ Finance company: Công ty tài chính | +Accept the bill: Chấp nhận hối phiếu
|
+Non- bank credit institution: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng | +Accepting house: Ngân hàng chấp nhận |
+Finacial market: Thị trường tài chính | +Authorise: Ủy quyền, cho phép |
+ Debt market: Thị trường nợ | +Debt: Khoản nợ |
+ Loans: Các khoản tiền cho vay | +Certificate of Incoporation (n): Giấy phép thành lập công ty |
+ Financial Imtermedies: Các tổ chức trung gian tài chính | +Central bank, government bank: Ngân hàng Trung ương |
+ Interest rate: Lãi suất | +Establist: Lập, thành lập |
2. Công ty tài chính có những đặc điểm nào?
Thứ nhất, quy định về vốn pháp định
Căn cứ theo quy định pháp luật, vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn so với ngân hàng: 500 tỷ đồng ( khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/ 2019/ NĐ-CP). Mục đích của quy định này chính là nhằm đảm bảo cho những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đầy đủ và đồng thời thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.
Thứ hai, các hình thức của Công ty tài chính
Theo
Một, Công ty tài chính TNHH MTV: Bao gồm Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ ( FE CREDIT )
Hai, Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên: Bao gồm các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng trong nước; Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài;Tổ chức tài chính vi mô ( HD Saison )
Ba, Công ty cổ phần: Bao gồm Ngân hàng thương mại trong nước; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước. ( EVN FINANCE)
Thứ ba, thời gian hoạt động của công ty tài chính
Công ty tài chính có thời gian hoạt động tối đa là 50 năm, nếu muốn gia hạn thêm thời gian hoạt động thì cần phải được phía Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Thời gian gia hạn hoạt động của các công ty tài chính là không quá 50 năm.
Thứ tư, các hình thức vay của công ty tài chính hiện nay
Hiện nay trên thị trường nước ta có một số hình thức vay được sử dụng phổ biến như:
- Vay tín chất: Đây là hình thức không cần tài sản đảm bảo, người vay chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, bảng lương thì có thể thực hiện vay vốn. Hình thức này rất phù hợp với những nhu cầu nhỏ của người dân như mua sắm, khám chữa bệnh,…Tuy nhiên, người vay chỉ vay được với số tiền nhỏ và lãi suất cao.
- Vay thế chấp: Nghe tên thôi chúng ta cũng hiểu đây là hình thức vay mà người vay phải có tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm. Đây là một hình thức vay truyền thống đã được sử dụng rất lâu. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố. Bởi lẽ khi người vay không thể thực hiện chi trả thì công ty tài chính là thể lấy tài sản đang cấm cố để chi trả.
- Vay trả góp: Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau. Hình thức này phù hợp với những khách hàng chưa có điều kiện vay và trả cùng một lúc.
Như vậy, công ty tài chính sẽ có những đặc điểm nổi trội trên đây. Việc pháp luật nước ta quy định về mức vốn pháp định về những nội dung sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và đảm bảo quá trình hoạt động của công ty. Đồng thời đây là loại hình công ty có ngành nghề kinh doanh đặc biệt chính vì vậy mà cần phải được quy định rõ ràng và chi tiết để các đảm bảo quyền lợi của khách hàng và khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh.
3. Các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay:
Cùng với sự phát triển, các công ty tài chính tại Việt Nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ và mở rộng hơn, cùng với các sản phẩm khác nhau. Điển hình như một số công ty tài chính có hệ thống trải dài khắp Việt Nam, phục vụ cho khách hàng.
Thứ nhất, Home credit:
– Được thành lập từ 2009 đến nay và đã có nhiều văn phòng trải dài khắp cả nước, Home Credit bao gồm các sẩn phẩm chính như: Gói cho vay trả góp ngắn hạn; Gói cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử; Hoặc gói cho vay trả góp tiền mặt.
Home credit đang không ngừng nỗ lực cải tiến và mang đến cho khách hàng các khoản vay với mức lãi suất tốt hơn và hấp dẫn.
Thứ hai, Prudential Việt Nam:
– Nằm trong danh sách các công ty tài chính lớn ở Việt Nam, Prudential mang đến nhiều giải pháp tài chính đa dạng, phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Thứ ba, HD Saison
– Là công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Công ty tài chính TNHH HD Saison luôn hoạt động hướng tới mục tiêu là mang đến giải pháp tài chính tiêu dùng cá nhân. Chỉ sau một năm hoạt động, HD Saison đã cung cấp dịch vụ cho hơn 35.000 khách hàng trên hệ thống khắp cẩ nước, mở rộng thêm phạm vi hoạt động, mang lại những dịch vụ tốt cho người tiêu dùng.
Thứ tư, FE credit:
– Sản phẩm chủ lực của Fe Credit là các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp đơn giản và hiệu quả – các giải pháp tài chính bền vững, an toàn, được pháp luật bảo vệ nhằm giúp người Việt tháo gỡ khó khăn tài chính và nâng cao chất lượng cuộc sống
– Tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE CREDIT ra đời vào tháng 2/2015.
Thứ năm, SHB Finance:
– Hiện nay, SHB Finance tập trung cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt cho các nhóm khách hàng đại chúng, với mức thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng như cán bộ nhân viên, công nhân, người kinh doanh nhỏ lẻ và các khách hàng khác có thể cung cấp các hóa đơn dịch vụ. Các khoản tiền mặt này nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân có thu nhập khiêm tốn, hiện đang chiếm tới gần 50% nhu cầu vay tiêu dùng nói chung.
Thứ sáu, Mcredit:
– Mcredit tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV MB thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 04/02/2016, do MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
Thứ bảy, Mirae Asset HQ:
– Công ty Tài chính Mirae Asset trực thuộc Tập đoàn tài chính toàn cầu Mirae Asset đến từ Hàn Quốc. Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính vay tiêu dùng tín chấp, vay mua xe ô tô, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng với mức lãi suất cạnh tranh. Sau nhiều năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Mirae Asset đã nhận được sự tín nhiệm, tin yêu của khách hàng với các sản phẩm vay tiêu dùng ngày một hoàn thiện, đây chính là cơ hội để khách hàng tiếp cận thêm một nguồn vốn hiệu quả, hợp pháp và an toàn. Chúng tôi hướng đến sự phát triển bền vững, gắn kết với cộng đồng, cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật các tổ chức tín dụng 2017;
– Nghị định 39/2014/ NĐ-CP nghị định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;
– Nghị định 86/ 2019/ NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Thông tư