Công ty nợ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản? Công ty nợ đóng bảo hiểm không đủ điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm gì? Công ty được nợ đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu?
Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mang lại nhiều chế độ bảo đảm được quyền lợi cho người lao động như: chế độ ốm đau,
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
– Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về sửa đổi quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH do bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Công ty nợ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản?
- 2 2. Công ty nợ đóng bảo hiểm không đủ điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm gì?
- 3 3. Công ty được nợ đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu?
- 4 4. Lao động nữ sinh con có được hưởng chế độ của BHYT khi công ty nợ tiền BHXH không?
1. Công ty nợ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản?
1.1. Trường hợp lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi công ty nợ bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại Khoản 1, 2 3 Điều 31
Trường hợp 1: Công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội cho tới thời điểm hiện tại nhưng người lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp 2: Công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội cho tới thời điểm hiện tại nhưng người lao động nữ sinh con mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên thì thời gian phải đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm sinh con là từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
1.2. Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà công ty tới thời điểm hiện tại vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhưng người lao động nữ khi muốn hưởng chế độ thai sản lại chưa đáp ứng điều kiện về thời gian đóng trước đó. Cụ thể: khi người lao động nữa sinh con, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đã mà chưa đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; hoặc người lao động không đóng đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt phải nghỉ việc trước khi sinh để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
2. Công ty nợ đóng bảo hiểm không đủ điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản phải làm gì?
Khi công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội mà phải tính cả thời gian công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội và thời gian người lao động đã đóng trước đó mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì theo quy định tại khoản 1.2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về việc xử lý khi công ty nợ tiền đóng BHXH như sau: Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định. Theo đó, để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động thì cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì phải xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và thực hiện xác nhận bổ sung trên sổ BHXH sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động cần nắm được thời gian công ty nợ tiền BHXH và thời gian cá nhân tham gia BHXH. Dựa theo thời gian tính nợ đóng bảo hiểm xã hội đó người lao động mới biết được chính xác việc mình có được hưởng trợ cấp thai sản hay không. Trường hợp người lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp thai sản thì người lao động có thể yêu cầu công ty ưu tiên thực hiện đóng bảo hiểm để được nhận trợ cấp thai sản trong thời gian sớm nhất. Hoặc người lao động phải đợi công ty đóng hết các khoản nợ bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội mà không có khả năng để đóng đủ BHXH cho người lao động thì cơ quan BHXH chỉ xác nhận thời gian đóng BHXH của người lao động đến thời điểm công ty đã đóng bảo hiểm cho người đó. Như vậy, nếu công ty cố tình không tiếp tục đóng bù tiền bảo hiểm vào thời gian nợ đóng mà dẫn tới người lao động không đáp ứng được điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì theo quy định tại Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 người lao động nữ có thể yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không tiếp tục đóng BHXH đồng thời làm đơn khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện đến
3. Công ty được nợ đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 thì doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội là 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị thì cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị . Đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng. Đồng thời theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì công ty hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động với mức 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
Việc công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, công ty khi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể như sau:
Khi công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, công ty còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Trường hợp công ty vẫn cố tình không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của phía công ty để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, công ty chỉ được phép nợ BHXH đến dưới 30 ngày. Nếu công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho Qũy BHXH, đồng thời công ty còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Lao động nữ sinh con có được hưởng chế độ của BHYT khi công ty nợ tiền BHXH không?
Theo quy định tại mục 2.3 Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động bị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật bảo hiểm y tế.
Theo quy định thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đã được đóng bảo hiểm y tế. Giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế với người lao động kể từ ngày đóng BHYT. Như vậy, nếu sau 30 ngày mà công ty vẫn nợ tiền đóng BHYT thì thẻ BHYT của người lao động sẽ hết giá trị sử dụng.
Do đó, nếu người lao động nữ khi đi sinh con sẽ không được hưởng các quyền lợi về BHYT. Mặc dù bảo hiểm y tế không chi trả nhưng việc không đóng bảo hiểm cho người lao động là lỗi của công ty, do đó, công ty sẽ phải có trách nhiệm sẽ phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám thai, chi phí sinh con trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động đối với số tiền viện phí mà người lao động đã phải chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48