Công ty môi giới việc làm chính là một tổ chức làm trung gian nhằm mục đích kết nối giữa người lao động (người được môi giới) và người sử dụng lao động để tạo ra lợi nhuận cho tổ chức của mình. Vậy công ty môi giới việc làm là gì? Và họ được hoạt động những công việc nào?
Mục lục bài viết
1. Việc làm là gì?
1.1. Việc làm là gì?
Tại khoản 2 Điều 3
Như thế, việc làm đó chính là một hoạt động lao động của mỗi cá nhân nhằm mục đích tạo ra lợi ích, thu nhập cho bản thân và cho xã hội. Việc làm luôn luôn gắn liền với xã hội và được xã hội, pháp luật công nhận đồng thời những việc làm đó không được trái với pháp luật.
Việc làm được cấu thành bởi ba yếu tố: Hoạt động lao động, tạo ra thu nhập và hoạt động hợp pháp
– Hoạt động lao động: nó thể hiện sự tác động của sức lao động con người vào tư liệu sản xuất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố trong lao động phải có tính hệ thống, có tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thường phải là những người thể hiện được các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong một thời gian tương đối ổn định.
– Tạo ra thu nhập: chính là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập của người lao động
– Hoạt động hợp pháp: hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập tuy nhiên việc làm không được phép trái pháp luật, nếu nó trái với pháp luật thì đương nhiên không được coi đó là việc làm. Và hầu hết các việc làm hợp pháp sẽ phải đúng với quy tắc đạo đức xã hội và quy định của pháp luật đưa ra.
Khoản 1 Điều 3 quy định về độ tuổi làm việc, cụ thể người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
Như vậy, để tham gia thị trường lao động thì điều kiện bắt buộc là cá nhân đó phải từ đủ 15 tuổi trở lên, đặc biệt những người nào từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của họ.
1.2. Vai trò của việc làm:
Việc làm đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân và gia đình của họ đặc biệt nó còn đóng một vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
Đối với mỗi cá nhân thì đương nhiên nếu có việc làm thì sẽ có thu nhập. Thu nhập để nuôi sống bản thân mình, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người. Chính vì vậy mà việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của mỗi cá nhân. Việc làm của mỗi cá nhân sẽ gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề. Hay nói cách khác, mỗi người phải có kiến thức, hiểu biết, có tay nghề, sự chăm chỉ thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ cao hơn rất nhiều.
Đối với nền kinh tế thì việc làm – người lao động là một trong những nguồn lực quan trọng không thể thay thế. Có cầu thì có cung, ngược lại có cung thì có cầu vì vậy đối với vấn đề việc làm – người lao động cũng thế, con người có nhu cầu lao động, tìm kiếm việc làm thì thị trường việc làm cũng sẽ vì thế mà tăng cao, thị trường việc làm tăng cao thì nhu cầu về việc làm, người lao động cũng vì thế mà tăng cáo. Tóm lại, việc làm và người lao động là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Chính vì thế, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho mỗi cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà, gắn kết giữa việc làm và kinh tế.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một tế bào của xã hội, vì vậy việc làm cũng là một phần không nhỏ tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó lại tác động tiêu cực. Vì sao lại nói như vậy, bởi vì khi những cá nhân trong xã hội hầu hết đều có việc làm thì xã hội đó sẽ được duy trì và phát triển hơn do vì có việc làm nên sẽ có thu nhập, từ đó sẽ không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không khởi nguồn ra các tiêu cực hay tệ nạn trong xã hội. Ví dụ đơn giản, nếu thị trường lao động không đủ cung cho xã hội thì sẽ xảy ra tình trạng đói kém và chính vì đói kém nên con người mới bắt đầu nghĩ đến những việc như trộm cắp, cướp giật,…đó là minh chứng cho nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động, và chính vì không đáp ứng được nên có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và nó ảnh hưởng xấu đến những sự phát triển nhân cách con người.
2. Công ty môi giới việc làm là gì?
Trước hết ta phải hiểu môi giới là gì? Môi giới bản chất đó chính là làm trung gian cho các bên tiếp xúc, thương thảo để từ đó được hưởng tiền công. Nội dung của hoạt động môi giới chủ yếu là tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số thoả thuận ban đầu cùng với họ. Đồng thời, phải sắp xếp cho người được môi giới tiếp xúc trực tiếp với bên có nhu cầu và hỗ trợ cả hai bên để đi đến mục đích cuối cùng là ký kết hợp đồng giữa hai bên đó với nhau.
Như thế, môi giới việc làm được hiểu là lĩnh vực chuyên về tư vấn, giới thiệu việc làm cho những người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Bên môi giới sẽ tư vấn, giải thích chi tiết cụ thể tất cả những thông tin về công việc cho người làm để họ có quyền quyết định cuối cùng. Người được môi giới sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với công ty có nhu cầu tuyển người lao động chứ không phải bên môi giới.
Điều 36 Luật Việc làm 2013 quy định dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Như vậy, công ty môi giới việc làm thực ra đó là một doanh nghiệp được thành lập theo pháp
Khi thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm thì phải tuân theo đúng về trình tự thủ tục thành lập một doanh nghiệp theo pháp luật Doanh nghiệp 2020.
Ngành nghề kinh doanh dịch vụ việc làm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Chính vì thế, điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm:
– Doanh nghiệp đó phải có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh rõ ràng thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định, lâu dài từ 03 năm trở lên.
– Doanh nghiệp phải ký quỹ 300.000.000 đồng
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Phải là người quản lý doanh nghiệp;
+ Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: người đó đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị các cơ quan chức năng ra quyết định tạm giam, người đó đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hay cơ sở giáo dục bắt buộc, người đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú, người đó bị toà án tuyên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người đó bị Tòa án tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
+ Có trình độ học vấn từ đại học trở lên hoặc đã có một khoảng thời gian trực tiếp làm về chuyên môn hoặc quản lý về dịch vụ việc làm hoặc về cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên trong thời hạn là 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
3. Công ty môi giới việc làm được làm các công việc gì?
Công ty môi giới việc làm được phép thực hiện các hoạt động dịch vụ sau:
– Hoạt động tư vấn: trong hoạt động này công ty được quyền thực hiện:
+ Tư vấn, định hướng cho người được môi giới về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia để họ lựa chọn những ngành nghề, phương án đào tạo sao cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ;
+ Tư vấn việc làm cho người được môi giới để họ đưa ra lựa chọn cho vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển hoặc tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
+ Tư vấn cho bên có nhu cầu tìm người lao động (người sử dụng lao động) về quy trình tuyển, sử dụng và quản lý lao động; tư vấn về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
+ Tư vấn về các chính sách lao động, việc làm cho những người lao động, những người sử dụng lao động.
– Hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động
– Hoạt động cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
+ Tuyển dụng lao động thông qua những kỳ thi tuyển để lựa chọn ra những ứng viên đủ điều kiện, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Cung ứng nguồn lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Giới thiệu nguồn lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
– Hoạt động phân tích và dự báo thị trường lao động.
– Hoạt động đào tạo về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Việc làm 2013;
– Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.