Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con vay vốn ngân hàng? Tư vấn một trường hợp cụ thể?
Bảo lãnh của công ty mẹ đối với việc vay vốn của công ty con là việc công ty mẹ cam kết bằng văn bản với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho công ty con khi công ty con không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật về bảo lãnh. Như vậy, việc bảo lãnh của công ty mẹ đối với công ty con về bản chất cũng là một hoạt động cấp tín dụng. Việc bảo lãnh của công ty mẹ đối với việc vay vốn của công ty con trong tổng công ty nhà nước có những quy định đặc thù nhằm đảm bảo việc bảo toàn vốn nhà nước.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
-
1. Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con vay vốn ngân hàng
-Công ty con được bảo lãnh phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn, việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án, công ty được bảo lãnh phải có cam kết về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay được bảo lãnh.
– Công ty mẹ có thể bảo lãnh cho từng khoản vay của công ty con theo tỷ lệ phần trăm (%) góp vốn của công ty mẹ trong vốn điều lệ của công ty con và tổng giá trị các khoản bảo lãnh đối với một công ty con không vượt quá số vốn góp thực tế của công ty mẹ tại công ty con. Đồng thời, tổng giá trị các khoản bảo lãnh đối với các công ty con không vượt quá vốn chủ sở hữu của công ty mẹ nhưng phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ. Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do công ty mẹ bảo lãnh cho các công ty con.
+ Đối với việc bảo lãnh cho công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con không vượt quá giá trị vốn góp của công ty mẹ tại công ty con.
+ Đối với việc bảo lãnh cho công ty có vốn góp của công ty mẹ thì tỷ lệ phần trăm (%) bảo lãnh của từng khoản vay không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) vốn góp của công ty mẹ trong doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn và tổng các khoản bảo lãnh vay vốn không được vượt quá số vốn góp thực tế của công ty mẹ tại doanh nghiệp được bảo lãnh.
– Số vốn góp thực tế của công ty mẹ tại công ty con được xác định như sau:
+ Đối với công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thì giá trị vốn góp thực tế của công ty mẹ được xác định căn cứ vào vốn chủ sở hữu (mã 410) trên
+ Đối với công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ là giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu (mã 410) trên
– Trường hợp công ty mẹ bảo lãnh vượt quá mức quy định nêu trên hoặc quyết định bảo lãnh dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của công ty mẹ thì người có thẩm quyền quyết định bảo lãnh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tùy theo đặc thù tại từng doanh nghiệp mà các tổng công ty xây dựng
Khi có tổng nhu cầu huy động vốn vượt quy định nêu trên để đầu tư các dự án quan trọng thì công ty mẹ có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả. Chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho cấp cao hơn để phối hợp theo dõi và giám sát.
So với trước đây, những quy định về vấn đề bảo lãnh của công ty mẹ đối với việc vay vốn của công ty con trong tổng công ty nhà nước tại thời điểm hiện nay đã có phần chặt chẽ hơn, đã làm rõ được các điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Điều kiện về đối tượng bảo lãnh: Việc quy định công ty con được bảo lãnh phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn nhằm đảm bảo cho việc trả nợ vay từ việc bảo lãnh có cơ sở thực hiện. Trường hợp công ty con đang có các khoản nợ quá hạn mà vẫn tiếp tục vay vốn bằng sự bảo lãnh của công ty mẹ có thể dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng thanh khoản khi khối lượng vốn vay vượt quá so với tình hình tài chính thực tế của công ty con. Một trong những yêu cầu cần thiết là công ty được bảo lãnh phải có cam kết về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay được bảo lãnh.
Thứ hai, Mục đích bảo lãnh: Việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án. Tuy nhiên, quy định này lại không được hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền thẩm định dự án là công ty mẹ phát hành bảo lãnh hay tổ chức tín dụng cho vay. Mặc dù đây là một bước tiến mới nhưng chúng tôi cho rằng quy định này chưa mang lại giá trị thực tiễn khi thẩm định hiệu quả dự án là một quy trình rất phức tạp nhưng lại chưa có sự quy định rõ ràng.
Thứ ba, Giá trị bảo lãnh: Việc xác định giá trị bảo lãnh trên cơ sở số vốn góp thực tế của công ty mẹ tại công ty con bằng công thức cụ thể đảm bảo cho các bên góp vốn thực hiện dự án thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, tránh trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không tương xứng với giá trị vốn góp, đặc biệt đối với các dự án mà một bên tham gia là doanh nghiệp nhà nước. Công ty mẹ là bên bảo lãnh cho công ty con sẽ chỉ thực hiện bảo lãnh trong dự án cần huy động vốn tương đương với phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con mà thôi.
Thứ tư, Thẩm quyền quyết định việc bảo lãnh: Đối với doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu được thống nhất là Chính phủ và phân cấp cho các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định: tại doanh nghiệp nhà nước, Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty chỉ là đại diện chủ sở hữu tại công ty mẹ và có quyền ủy quyền cho Tổng Giám đốc công ty thực hiện một số quyền hạn theo Điều lệ công ty hoặc các quy định có liên quan. Do đó, cần quy định rõ thẩm quyền quyết định việc bảo lãnh thuộc về chủ thể nào, với định mức bảo lãnh cụ thể là bao nhiêu.
2. Tư vấn một trường hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là công ty con có nhu cầu vay vốn, công ty mẹ có tài sản bảo đảm. Hỏi: Công ty mẹ có thể phát hành thư bảo lãnh (có tài sản bảo đảm) cho phía Ngân hàng để làm bảo đảm cho món vay của công ty tôi không? Giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh có ngang với Hợp đồng bảo lãnh không?
Công ty mẹ có thể phát hành thư bảo lãnh có tài sản bảo đảm cho phía Ngân hàng để làm bảo đảm cho khoản vay của công ty con. Về vấn đề bạn hỏi giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh và Hợp đồng bảo lãnh thì theo Thông tư số 07/2015//TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
………………
12. Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả
Như vậy, có thể thấy, thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh đều là hình thức của cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, có điểm khác nhau giữa thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là thư bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh… còn hợp đồng bảo lãnh là việc bên bảo lãnh thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan. Tức là hợp đồng bảo lãnh thì có sự thỏa thuận giữa các bên, và chủ thể ở đây cũng rộng hơn thư bảo lãnh. Còn xét về giá trị pháp lý thì nhìn chung chúng có giá trị pháp lý ngang nhau.