Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu du lịch ngày một tăng cao kể cả trong nước và nước ngoài, nhiều công ty lữ hành được thành lập. Vậy công ty lữ hành là gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty lữ hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công ty lữ hành là gì?
Lữ hành theo quy định trong
Công ty là loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tài sản, có tên riêng, có trụ sở giao dịch và được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận.
Từ những phân tích các yếu tố trên, có thể hiểu công ty lữ hành là một tổ chức có tên gọi riêng, có tài sản riêng, có trụ sở và được đăng ký thành lập dưới mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty cổ phần; công ty hợp danh thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành để thu lợi nhuận.
Hiện nay, công ty lữ hành tại Việt Nam theo quy định sẽ bao gồm hai loại:
– Công ty lữ hành nội địa.
– Công ty lữ hành quốc tế.
2. Điều kiện thành lập công ty lữ hành:
Để thành lập được công ty lữ hành thì phải tiến hành đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành. Và dưới đây là điều kiện để được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
2.1. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
– Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành:
+ Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, trong đó bao gồm: Quản trị lữ hành; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Quản lý và kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành.
+ Nếu như tốt nghiệp trung cấp trở lên mà thuộc ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2.2. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
– Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành:
+ Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, trong đó bao gồm: Quản trị lữ hành; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Quản lý và kinh doanh du lịch; Du lịch lữ hành.
+ Nếu như tốt nghiệp cao đẳng trở lên mà thuộc ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty lữ hành?
3.1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
– Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người sở hữu công ty, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
– Đối với tổ chức thì cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy đăng ký doanh nghiệp.
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
– Trường hợp có ủy quyền thì cần giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên, người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự và thủ tục.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Tiến hành khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp:
Công ty du lịch lữ hành sẽ tiến hành việc khắc mẫu con dấu và sẽ phải nộp hồ sơ thông báo về mẫu con dấu này đến cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty (theo quy định của Luật Doanh nghiệp).
Bước 5: Thực hiện các thủ tục khác sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
– Thực hiện treo biển công ty.
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
– In và đặt in hóa đơn.
– Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc nội địa.
3.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành:
Hiện nay mã ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:
– Đại lý du lịch: mã ngành 7911.
– Điều hành tua du lịch: mã ngành 7912.
– Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch: mã ngành 7920.
– Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
(Chi tiết là hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan): mã ngành 5011.
– Cho thuê xe có động cơ
Chi tiết: Cho thuê xe du lịch: mã ngành 7710.
– Vận tải hành khách đường bộ khác: mã ngành 4932.
– Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt): mã ngành 4931.
– Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch: mã ngành 7990.
– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (chi tiết là hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa): mã ngành 5229.
– Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: mã ngành 5510.
– Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành (chi tiết là khách sạn và du lịch): mã ngành 8413.
– Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
(Chi tiết: Tổ chức hội nghị, hội thảo (không thực hiện hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ; chất cháy; hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh): mã ngành 8230.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành:
* Đối với kinh doanh lữ hành nội địa:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực).
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
–
– Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (bản sao).
* Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực).
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (bản sao có chứng thực).
– Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: nộp hồ sơ đến Tổng cục Du lịch.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Thời gian giải quyết trong thời hạn là 10 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp từ chối thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp.
Thực hiện thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Trong trường hợp từ chối thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Du lịch 2017.