Trong quá trình hợp tác kinh doanh, thì việc làm ăn thua lỗ là một trong những rủi ro không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp và công ty. Vậy, công ty làm ăn thua lỗ thì có được phép không trả lương cho nhân viên hay không?
Mục lục bài viết
1. Công ty làm ăn thua lỗ có được không trả lương không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về nghĩa vụ trả lương của người sử dụng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 90 của
– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải thỏa thuận với nhau để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động;
– Trong trường hợp người lao động được xác định là những đối tượng từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật thì việc giao kết hợp đồng lao động sẽ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động đó;
– Đối với những công việc theo mùa vụ và những công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng theo quy định của pháp luật thì nhóm người lao động hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, trong trường hợp này thì hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về thời hạn trả lương. Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật lao động năm 2019 thì kỳ hạn trả lương được quy định cụ thể như sau:
– Người lao động được hưởng lương theo giờ hoặc theo ngày hoặc theo tuần thì sẽ được trả lương theo giờ hoặc theo ngày hoặc theo tuần làm việc tương ứng đó hoặc người lao động sẽ được trả gộp do quá trình thỏa thuận với người sử dụng lao động, tuy nhiên ít nhất 15 ngày sẽ phải được trả gộp một lần;
– Người lao động được hưởng lương theo tháng thì sẽ phải được trả lương theo tháng một lần hoặc nửa tháng một lần theo quy định của pháp luật;
– Đối với những người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì sẽ được thỏa thuận trả lương với người sử dụng lao động, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng khác nhau thì hàng tháng người lao động sẽ được tặng ứng tiền lương theo khối lượng công việc mà mình đã hoàn thành trong tháng đó.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương. Theo đó thì người sử dụng lao động bắt buộc phải trả lương cho người lao động trong những trường hợp sau đây:
– Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương đầy đủ và trực tiếp, phải trả lương đúng hạn theo như thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động ký kết với người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động sẽ có nghĩa vụ trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp để nhận lương trên thực tế;
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết trong vấn đề chi tiêu lương của người lao động, người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu tiền lương của mình vào việc mua bán hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định;
– Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, tức là trong khoảng thời hạn 14 ngày làm việc được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên theo quy định của pháp luật. Tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế hoặc trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp và hợp tác xã chấm dứt hoạt động hoặc giải thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, công ty làm ăn thua lỗ vẫn phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động, việc làm ăn thua lỗ không phải là một trong những trường hợp để loại bỏ trách nhiệm trả lương của người sử dụng lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động lấy lý do làm ăn thua lỗ để từ chối giải quyết thanh toán lương cho người lao động thì người lao động cần phải làm đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở để do sự can thiệp hoặc gửi đơn tố cáo về hành vi này tới thanh tra lao động thương binh xã hội. Nếu vẫn không được giải quyết thì người lao động hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Người lao động cần phải làm gì khi công ty không trả tiền lương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động. Khi đó thì người lao động sẽ gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua hội đồng trọng tài lao động. Trong trường hợp người lao động khiếu nại hoặc thông qua hòa giải viên lao động nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận với người sử dụng lao động về vấn đề tiền lương thì người lao động đó hoàn toàn có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến hội đồng trọng tài lao động. Tuy nhiên thẩm quyền của hội đồng trọng tài trong các vụ việc tranh chấp về lao động chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cả hai bên đó là người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ ba, khởi kiện tranh chấp tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Người lao động hoàn toàn có thể xem xét những căn cứ để có thể khởi kiện ra tòa án trong trường hợp, khi xét thấy có đầy đủ căn cứ cho rằng hành vi của người sử dụng lao động xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người lao động thì người bị xâm phạm có quyền khởi kiện ra tòa án, hoặc trong trường hợp khiếu nại nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quá thời hạn giải quyết nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã không giải quyết quyền lợi cho người lao động thì người khiếu nại đó có quyền khởi kiện ra tòa án.
3. Mức xử phạt hành vi không trả tiền lương của công ty:
Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ lương cho nhân viên đó thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định về tiền lương. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy, người sử dụng lao động không trả lương cho nhân viên sẽ bị xử phạt với mức phạt tương đương số lượng người vi phạm, cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân: Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức: Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định số 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.