Quy định về chế độ lương thưởng cho người lao động hiện nay. Các hình thức tiền thưởng phổ biến trong các doanh nghiệp. Quy định về việc thưởng Tết cho người lao động. Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm gì không? Trường hợp công ty ký hợp đồng lao động có cam kết trả lương thưởng tết nhưng cuối năm người sử dụng lao động không chi trả thì có vi phạm?
Một trong những vấn đề quan trọng và người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia quan hệ lao động đó là quy chế về lương thưởng. Trong đó vấn đề thưởng Tết được coi là quan trọng, bởi sau một năm làm việc, bất kể người lao động nào cũng háo hức về khoản lương thưởng Tết âm lịch cuối năm. Tuy nhiên, thực tế có những doanh nghiệp vì nhiều yếu tố mà không thưởng Tết cho người lao động. Vậy việc làm đó của doanh nghiệp có vi phạm pháp luật? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về chế độ lương thưởng cho người lao động hiện nay:
- 2 2. Các hình thức tiền thưởng phổ biến trong các doanh nghiệp:
- 3 3. Quy định về việc thưởng Tết cho người lao động:
- 4 4. Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm gì không?
- 5 5. Trường hợp công ty ký hợp đồng lao động có cam kết trả lương thưởng tết nhưng cuối năm người sử dụng lao động không chi trả thì có vi phạm?
1. Quy định về chế độ lương thưởng cho người lao động hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104
– Thưởng là số tiền hoặc tài sản, có thể thông qua các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
– Và quy chế thưởng do người sử dụng lao động quy định và thực hiện việc công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trên cơ sở quy định trên, có thể hiểu tiền thưởng chính là khoản tiền bên cạnh khoản tiền lương chính thức theo
2. Các hình thức tiền thưởng phổ biến trong các doanh nghiệp:
Hiện nay, các hình thức về tiền thưởng được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp có thể kế đến như:
– Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
– Thưởng tiết kiệm nguyên liệu, vật tư.
– Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động.
Việc tiền thưởng sẽ căn cứ dựa trên các yếu tố sau:
– Chỉ tiêu thưởng: doanh nghiệp đưa ra yêu cầu về các chỉ tiêu thưởng phải rõ ràng ngay từ đầu, cụ thể để người lao động nắm bắt được và có động lực làm việc để cuối năm hoặc các đợt đạt chỉ tiêu xét thưởng.
Chỉ tiêu đưa ra thường sẽ gắn liền với các thành tích cũng như năng suất làm việc của người lao động; thực tế sẽ gồm cả chỉ tiêu về chất lượng cũng như chỉ tiêu về số lượng. Trong đó phải xác định được một hay một số chỉ tiêu chủ yếu.
– Điều kiện thưởng: đưa ra được điều kiện thưởng để nhằm làm căn cứ, tiền đề để xét thưởng. Bên cạnh đó, các điều kiện thưởng còn được dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng.
– Nguồn tiền thưởng: Nguồn tiền thưởng xuất phát từ quỹ của doanh nghiệp như từ lợi nhuận, từ tiết kiệm quỹ tiền lương của doanh nghiệp,…
– Mức tiền thưởng: Mức tiền thưởng sẽ phụ thuộc vào quỹ ngân sách của công ty, căn cứ dựa trên tình hình phát triển, mức thu lợi nhuận của công ty.
3. Quy định về việc thưởng Tết cho người lao động:
Thông thường, trên thực tế khi đăng tin tuyển dụng lao động, phía bên công ty đều đăng tải ghi có quy định thưởng lương tháng thứ 13.
Lương thưởng tháng thứ 13 được hiểu là một khoản thưởng Tết âm lịch cho người lao động làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp.
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định nào buộc công ty phải thưởng Tết lương tháng thứ 13 cho công ty. Do vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Việc thưởng hay không thưởng; mức thưởng là bao nhiêu thì do doanh nghiệp tự quyết định và sẽ căn cứ dựa trên tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty để có
Nếu trong năm doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất có lợi nhuận, người lao động hoàn thành công việc được giao và thỏa mãn đầy đủ các điều kiện thưởng Tết theo Quy chế thưởng của công ty thì công ty sẽ phải thưởng Tết cho người lao động theo quy định. Còn ngược lại, nếu nếu kết quả kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn tài chính hạn hẹp thì doanh nghiệp đó có thể không thưởng Tết.
Quy chế thưởng Tết kể cả Tết dương lịch hay Âm lịch, người sử dụng lao động sẽ quyết định và phải công bố công khai tại trụ sở nơi làm việc. Trước khi công bố phải có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động. Doanh nghiệp có thể không nhất thiết thưởng Tết bằng tiền mặt; doanh nghiệp có thể thưởng Tết thông qua sản phẩm của công ty hoặc các hiện vật khác.
Đồng thời, pháp luật cũng không quy định người lao động làm được bao lâu thì sẽ được thưởng Tết. Thực tế, các doanh nghiệp sẽ căn cứ dựa trên các tiêu chí lực và thâm niên làm việc của mỗi người lao động nên sẽ có sự chênh lệch và khác nhau về tiền thưởng.
Ở mỗi doanh nghiệp, tùy vào hoạt động và tình hình của doanh nghiệp thì có thể xây dựng quy chế thưởng Tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm. Chế độ thưởng Tết có thể thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào những tiêu chí nhân lực, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận,…
4. Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm gì không?
Như trên đã phân tích, việc thưởng Tết cho nhân viên hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết định. Do đó, việc công ty không thưởng Tết cho nhân viên là không trái với quy định của luật. Do đó, công ty sẽ không bị phạt bởi không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại trên thực tế, cả một năm người lao động cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, mang lại doanh thu, lợi nhuận, do vậy, công ty cũng nên có những chính sách để hỗ trợ một khoản tiền lương thưởng cho công nhân viên. Mục đích của việc thưởng Tết mang lại rất lớn. Cụ thể như:
– Lương thưởng Tết như là món quà tinh thần cho người lao động: Một năm làm việc hầu như ai cũng sẽ trông chờ đến cuối năm để được hưởng lương tháng thứ 13. Đó được coi như phần thưởng hết năm cho người lao động khi đã cố gắng đạt chỉ tiêu KPI, đạt hiệu suất làm việc,… Bên cạnh đó, cuối năm là dịp Tết, người lao động cần mua sắm và chi tiêu nhiều thứ cho gia đình. Như vậy, việc thưởng Tết cũng chính là nguồn thu nhập của người lao động vào đợt cuối năm bên cạnh khoản lương chính được hưởng.
– Việc công ty thưởng Tết cũng chính là động lực cho người lao động cố gắng và gắn bó với công ty vào những năm sau hay nhiều năm nữa: việc thưởng Tết ở mỗi doanh nghiệp luôn sẽ có những tiêu chí nhất định đề ra, lương thưởng mỗi người khác nhau phụ thuộc vào năng lực và thái độ làm việc của mỗi cá nhân. Do vậy, để muốn cuối năm đạt được mức lương thưởng lớn thì người lao động cần có sự cố gắng, thi đua để đạt được.
– Tạo quan hệ lao động để người lao động gắn bó và tìm đến công ty: một trong những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp tốt cũng như để người lao động muốn gắn bó lâu dài đó là chế độ lương thưởng thật sự hợp lý và ưu đãi. Do vậy, công ty nào có chế độ thưởng tết cao thường người lao động sẽ gắn bó lâu hơn, ít có trường hợp nghỉ việc ồ ạt. Bởi việc thưởng ngoài là nguồn thu nhập cũng là sự động viên tinh thần ghi nhận quá trình lao động của người lao động.
5. Trường hợp công ty ký hợp đồng lao động có cam kết trả lương thưởng tết nhưng cuối năm người sử dụng lao động không chi trả thì có vi phạm?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương sẽ bị xử phạt như sau:
Nếu doanh nghiệp có hành vi “không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động” sẽ bị xử phạt mức phạt như sau:
– Trường hợp vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Trường hợp vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
– Ngoài phạt tiền như trên, người sử dụng lao động phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm (quy định tại điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).