Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là quá trình tổ chức cơ cấu lại loại hình doanh nghiệp ban đầu sao cho phù hợp với quy mô phát triển, duy trì hoạt động tốt nhất của công ty. Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về nhiều loại hình chuyển đổi doanh nghiệp khác nhau. Vậy công ty hợp danh có được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Công ty hợp danh có được chuyển đổi loại hình không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 177 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về công ty hợp danh. Cụ thể:
– Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó bao gồm:
+ Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên được xác định là chủ sở hữu chung của công ty hợp danh, các thành viên đó phải cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (hay còn được gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, thành viên hợp danh cần phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty hợp danh;
+ Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có thể là tổ chức hoặc cá nhân, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty hợp danh.
– Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được tính bắt đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Về vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, căn cứ theo quy định tại từ Điều 202 đến Điều 205 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định cụ thể về các loại hình chuyển đổi doanh nghiệp, trong đó có các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:
– Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần;
– Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Theo đó, công ty hợp danh không thuộc trường hợp được phép chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân).
Để lý giải cho điều này, mặc dù công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tuy nhiên thực chất các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bắt buộc phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình, vì vậy thủ tục chuyển đổi loại hình đối với công ty hợp danh sẽ làm thay đổi bản chất và thay đổi mức độ chịu trách nhiệm của các thành viên hợp danh, tức là khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác thì thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ không còn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.
2. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 205 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Theo đó, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh được thực hiện như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi để trở thành loại hình công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ đó khi đến hạn;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi sẽ tiếp nhận đầy đủ và tiếp tục thực hiện đầy đủ các hợp đồng đó;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện nêu trên, đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Công ty được chuyển đổi sẽ đương nhiên kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân được tính kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm cá nhân dựa trên toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có các quyền nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 181 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022, thành viên hợp danh sẽ có các quyền sau:
– Tham gia vào cuộc họp, thảo luận, đưa ra ý kiến biểu quyết về các vấn đề của công ty hợp danh, mỗi thành viên hợp danh sẽ có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác khi điều lệ công ty hợp danh có quy định;
– Có quyền nhân danh công ty kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh, tiến hành thủ tục đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch dân sự và giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi cho công ty hợp danh;
– Sử dụng tài sản của công ty hợp danh để tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh, trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty hợp danh thì sẽ có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại số tiền đó (bao gồm cả gốc và lãi theo mức lãi suất thị trường) dựa trên số tiền gốc mà thành viên đã ứng;
– Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, nếu thiệt hại đó xảy ra không xuất phát từ lỗi của thành viên hợp danh;
– Yêu cầu công ty hợp danh, thành viên hợp danh khác trong công ty cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động của công ty hợp danh, có quyền kiểm tra tài sản, kiểm tra sổ sách kế toán và các loại giấy tờ tài liệu khác của công ty trong trường hợp cần thiết;
– Được quyền phân chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong công ty hợp danh hoặc theo thỏa thuận quy định cụ thể tại Điều lệ của công ty hợp danh;
– Khi công ty giải thể hoặc bị phá sản, thành viên hợp danh sẽ được quyền chia giá trị tài sản còn lại tương ứng với phần tỷ lệ vốn góp vào công ty hợp danh nếu điều lệ của công ty không quy định tỷ lệ cụ thể khác;
– Trong trường hợp thành viên hợp danh chết, người thừa kế của thành viên hợp danh sẽ được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty hợp danh sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế hoàn toàn có thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh nếu được Hội đồng thành viên đồng ý;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật và theo quy định của điều lệ công ty hợp danh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: