Khái quát chung? Đặc chưng của công ty hợp danh?Thành viên công ty hợp danh?Điều kiện trở thành thành viên công ty hợp danh?
Tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều hình thức, loại hình doanh nghiệp khác nhau như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,… mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng. Hình thức công ty hợp danh là một trong loại hình kinh doanh được lựa chọn rất nhiều đặc biệt là các công ty trong ngành ngành luật.
Căn cứ pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về công ty hợp danh:
Công ty hợp danh được hiểu là doanh nghiệp, trong đó bắt buộc có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty đó, các thành viên cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi chung là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Yêu cầu về thành viên hợp danh phải là cá nhân, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được hiểu là tổ chức, cá nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tính trong phạm vi số vốn đã được cam kết góp vào công ty (Căn cứ vào điều 177 Luật doanh nghiệp 2020).
2. Công ty hợp danh buộc phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh bắt buộc phải có tối thiểu 02 thành viên – là những chủ sở hữu chung của công ty và các bên cùng nhau kinh doanh, điều hành công ty dưới một tên chung đây được gọi chung là thành viên hợp danh. Pháp luật không quy định số lượng thành viên tối đa cho công ty hợp danh.
Như vậy, chỉ cần tối thiểu 2 thành viên là có thể thành lập công ty hợp danh.
Ngoài ra, công ty hợp danh không chỉ có thành viên hợp danh mà còn có thành viên góp vốn vào công ty hợp danh.
3. Các điều kiện về thành viên hợp danh:
Để trở thành một thành viên của công ty hợp danh thì tùy vào từng loại thành viên, pháp luật có các quy định cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn về thành viên của công ty. Cụ thể:
3.1. Thành viên hợp danh:
– Thành viên bắt buộc phải là cá nhân. Đồng thời, cá nhân đó phải thỏa mãn điều kiện không bị cấm tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp căn cứ quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.
– Số lượng thành viên hợp danh tối thiểu là 02 (đã được phân tích rõ phần trên).
– Thành viên hợp danh chịu chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là với các nghĩa vụ công ty thì sẽ chịu bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ và đúng số vốn theo thỏa thuận, cam kết.
– Thành viên hợp danh bắt buộc có chứng chỉ hành nghề khi ngành nghề kinh doanh của công ty có các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề.
3.2. Thành viên góp vốn:
– Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc là tổ chức và không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Trường hợp là tổ chức thì bắt buộc phải có tư cách pháp nhân thì mới đủ điều kiện trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
– Góp vốn vào công ty căn cứ theo thỏa thuận đã được ghi nhận tại Điều lệ công ty.
– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty chỉ chịu trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
3.3. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:
– Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây: Thành viên đó tự nguyện rút vốn khỏi công ty; thành viên bị bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, Chết, mất tích, có khó khăn trong làm chủ hành vi, nhận thức; thuộc trường hợp bị khai trừ khỏi công ty; thành viên đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tuyên bố cấm hành nghề hoặc thực hiện một số công việc nhất định theo quy định của pháp luật có liên quan đến công ty hợp danh; hoặc thuộc vào một trong các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
– Thành viên hợp danh đã thực hiện quyền rút vốn khỏi công ty hợp danh khi đã được Hội đồng thành viên chấp thuận.
– Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp quy định tại khoản 3 điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020:
– Trong trường hợp chấm dứt đặc biệt là trường hợp chấm dứt do thành viên bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế hoặc có khó khăn trong làm chủ hành vi, nhận thức thì người đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng với phần vốn góp của thành viên.
– Trong thời gian 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên căn cứ vào quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người rời khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với những khoản nợ của công ty đã phát sinh tình vào thời điểm trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
4. Đặc trưng của công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp cho nên mang những đặc trưng riêng biệt, cụ thể như sau:
– Đặc điểm về thành viên công ty: thành viên của công ty hợp danh được phân thành hai loại chính gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh: phải là cá nhân; trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh; đồng thời chịu trách nhiệm liên đới vô hạn bằng tài sản của mình. Thành viên góp vốn: có thể là cá nhân hoặc tổ chức; chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
– Về tư cách pháp nhân thì tính kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Về khả năng huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (căn cứ khoản 3 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)
– Về vốn góp thành lập: Đối với thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty sang người khác khi không có sự chấp thuận của những thành viên hợp danh khác trong công ty. Đối với thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác. (Căn cứ khoản 3 điều 180 và khoản 1 điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Về tài sản của công ty hợp danh: căn cứ theo quy định tại điều 179
– Xét về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh: công ty hợp danh có mô hình tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên trong đó người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Hội đồng thành viên của công ty hợp danh bao gồm tất cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
– Về vấn đề góp vốn trong công ty hợp danh được quy định tại điều 178 luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Căn cứ vào điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản của công ty hợp danh sẽ bao gồm: Tài sản được góp vốn từ các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty hợp danh; Các tài sản đã được tạo lập thành được mang tên công ty hợp danh; đồng thời gồm các tài sản thu được của các hoạt động kinh doanh từ các thành viên hợp danh đã thực hiện nhân danh công ty hợp danh và nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty bởi những thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Xét về cơ cấu tổ chức công ty hợp danh: Công ty hợp danh có mô hình tổ chức quản lý bao gồm, cụ thể: Chủ tịch hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc). Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất và là nơi ra các quyết định cao nhất. Hội đồng bao gồm tất cả thành viên hợp lại với nhau. Trong hội đồng thành viên sẽ có Chủ tịch Hội đồng thành viên là người bầu trong thành viên hợp danh, đồng thời người này sẽ kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi Điều lệ công ty không có các quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền ra quyết định mọi công việc, vấn đề kinh doanh của công ty hợp danh.
– Về góp vốn trong công ty hợp danh: Căn cứ Điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
+ Các thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có yêu cầu bắt buộc phải góp đúng hạn và đầy đủ số vốn như đã cam kết góp vốn ban đầu.
+ Đối với thành viên hợp danh không góp đúng hạn và đầy đủ số vốn đã cam kết nếu gây ra thiệt hại cho công ty thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra cho công ty.
+ Đối với thành viên hợp danh không góp đúng hạn và đầy đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đó được coi là một khoản nợ của những thành viên đó đối với công ty. Theo đó, thành viên góp vốn có liên quan đến góp vốn có thể dẫn đến bị khai trừ khỏi công ty căn cứ vào quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Ngay tại thời điểm góp đầy đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
+ Nếu phần vốn góp của giấy chứng nhận bị hủy hoại, bị mất, bị hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức khác nhau thì thành viên sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp đó.