Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty là người được công ty cử ra để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty với những cá nhân, tổ chức khác. Vậy công ty có được phép có 02 người đại diện theo pháp luật hay không, hay chỉ được phép có một người người diện?
Mục lục bài viết
1. Công ty được phép có hai người đại diện theo pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12
Vậy với nhiều những nghĩa vụ đại diện nêu trên thì một công ty có thể có hai người đại diện theo pháp luật không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Như vậy, theo quy định này thì đối với công ty hoạt động và tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ được phép có 02 người đại diện theo pháp luật, thậm chí có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật hơn nữa.
Tuy nhiên, số lượng người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần phải được quy định rõ tại điều lệ của công ty. Theo đó, điều lệ này phải thể hiện cụ thể số lượng người đại diện theo pháp luật, chức danh quản lý của từng người và quyền cũng như nghĩa cụ của người đại diện theo pháp luật đó. Bởi khi có nhiều người đại diện theo pháp luật thì công ty có thể phân công, bố trí người đại diện theo từng mảng, từng phần đại diện phù hợp với năng lực và chuyên môn của doanh nghiệp. Đối với trường hợp trong điều lệ của công ty không nêu rõ, không phân công cụ thể từng phần đại diện theo pháp luật của mỗi người thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp, công ty đó trước một bên thứ ba. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tất cả những người thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm liên đới với nhau đối với những thiệt hại đã gây ra cho công ty theo quy định của pháp luật về dân sự và những quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và số lượng người đại diện theo pháp luật phải được nêu rõ trong điều lệ công ty.
2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định như sau:
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
3. Yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật của công ty hiện nay:
Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành đã đặt ra yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp. Cụ thể yêu cầu được đặt ra như sau:
– Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần có nhiều người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Trong trường hợp khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì khi người đại diện theo pháp luật của công ty này xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền cho người được uỷ quyền. Nếu đã hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của công ty chưa trở về Việt Nam và không thực hiện bất kỳ việc ủy quyền khác cho người khác tham gia đại diện thì sẽ xử lý theo hai cách được quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nếu người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không thực hiện ủy quyền hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt không thể đại diện cho doanh nghiệp theo khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt tại Việt Nam hơn một tháng mà không có uỷ quyền mới cho người khác thì bị xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Căn cứ theo quy định này thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không uỷ quyền cho người khác thực hiện công việc đại diện của mình hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty phải có trách nhiệm cử người khác làm đại diện theo pháp luật mới của công ty.
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có một thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của
Ngoài hai trường hợp nêu trên thì trong một số trường hợp đặc biệt thì Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp công ty phải tham gia tố tụng tại Toà án theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không có uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện hoặc uỷ quyền bằng văn bản đã hết hạn nhưng không gia hạn khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam thì người đại diện theo pháp luật đó sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Bên cạnh đó thì người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ phải chịu áp dụng hình phạt bổ sung là buộc uỷ quyền cho người khác làm đại diện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 51 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.