Điều kiện để công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình? Các trường hợp miễn trừ mua lại cổ phiếu? Các trường hợp công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình?
Ở nước ta, thuật ngữ công ty đại chúng xuất hiện khá muộn. Mãi đến năm 2006, khi Luật Chứng khoán được thông qua thì các nhà làm luật mới bắt đầu thiết lập cơ chế pháp lý riêng biệt để điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng. Các quy định về công ty đại chúng đã tiếp tục được kế thừa và phát triển ở Luật chứng khoán 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hiện nay, vẫn còn nhiều chủ thể chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về công ty đại chúng dẫn đến những sai sót, nhầm lần trong quá trình hoạt động. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Điều kiện để công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình:
Theo Điều 36 Luật chứng khoán 2019 quy định về điều kiện để công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình có nội dung cụ thể như sau:
– Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại.
– Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
– Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình.
– Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật chứng khoán 2019.
Cũng cần lưu ý rằng công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu.
Ta nhận thấy, theo Điều 36, Luật Chứng khoán, kể từ ngày 1/1/2/2021, các công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện nhất định sau đây:
– Thứ nhất: có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại.
– Thứ hai: có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba: có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình.
– Thứ tư: đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Thứ năm: không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36, Luật Chứng khoán, cụ thể như sau:
+ Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào
+ Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
+ Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai, trừ trường hợp sau đây: Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của
+ Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành, trừ trường hợp: Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của
Như vậy, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật sẽ được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đáp ứng các điều kiện cụ thể được nêu trên.
2. Các trường hợp miễn trừ mua lại cổ phiếu:
Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật chứng khoán 2019 trong các trường hợp sau đây:
– Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
– Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
Trừ các trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc mua lại cổ phiếu thông qua giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, công ty không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau đây:
– Các chủ thể là người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ theo quy định của Luật chứng khoán 2019.
– Các chủ thể là người sở hữu cổ phiếu có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
– Cổ đông lớn theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019.
3. Các trường hợp công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình:
Theo quy định của pháp luật thì công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
– Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét.
– Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn.
– Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai.
– Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành.
Các trường hợp khác:
– Công ty chứng khoán, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu ngay sau khi mua lại bao gồm các trường hợp sau đây:
+ Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
+ Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của cổ đông.
– Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của người lao động. Bao gồm các trường hợp sau đây:
+ Tổng số lượng cổ phiếu của người lao động đã được công ty mua lại để giảm vốn điều lệ phải được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên;
+ Công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày báo cáo Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định pháp luật hiện hành.
Cũng cần lưu ý pháp luật quy định các công ty mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty.