Công ty con và công ty độc lập khác nhau như thế nào? Việc thành lập công ty con và công ty độc lập.
Công ty con và công ty độc lập khác nhau như thế nào? Việc thành lập công ty con và công ty độc lập.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho hỏi, việc thành lập 1 công ty con hay 1 công ty độc lập thì có gì khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh, phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại.
Như vậy, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con và chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con.
Hồ sơ thành lập công ty con bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
2. Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
3. Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
4.
5. Dự thảo Điều lệ công ty.
6. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
7. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
8. Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty con, nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Tỉnh nơi đăng ký trụ sở công ty. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.
Đối với một công ty độc lập được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đều có các quyền về tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật và các quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Tùy vào loại hình hoạt động mà bạn đăng ký thành lập công ty theo các hình thức được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2014.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thành lập công ty kinh doanh thiết bị phòng cháy, chữa cháy
– Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
– Xử lý trường hợp hồ sơ dự thầu của hai công ty giống nhau
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại