Công ty có được ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành đứng tên chi nhánh không? Quy định về thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là công trình dự án đang đứng tên chi nhánh.
Công ty mẹ có được ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành đứng tên chi nhánh không? Quy định về thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là công trình dự án đang đứng tên chi nhánh.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có trường hợp muốn được nhờ Luật Dương Gia tư vấn: Em có cho vay công ty mẹ ở Đồng Nai để đầu tư dự án cho công ty con chi nhánh Bình Phước, giấy phép xây dựng đứng tên Chi nhánh, giấy chủ quyền đất đứng tên chi nhánh (chi nhánh nhận vốn từ công ty mẹ, hạnh toán độc lập) . Em muốn hỏi biện pháp bảo đảm cho vay là thế chấp tài sản quyền sử dụng đất và tài sản hình thành từ vốn vay là công trình dự án đang đứng tên Chi nhánh, giờ Công ty mẹ đứng ra ký hợp đồng thế chấp 2 bên với Ngân hàng có được không? Có đúng với quy đinh của
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước hết, ta cần hiểu như thế nào là một chi nhánh. Theo quy định tại khoản 1, Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014 thì có quy định như sau :
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Ngoài ra, theo những gì bạn đề cập thì ta có thể thấy đây là một dạng chi nhánh có hạch toán độc lập là loại chi nhánh mà về phần thuế thu nhập doanh nghiệp thì bản thân chi nhánh sẽ tiến hành xác định phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như chi nhánh khác của cùng công ty. Đối với kế toán thì chi nhánh sẽ tiến hành hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo, tài chính… Tuy nhiên, dù là chi nhánh có hạch toán độc lập nhưng bản thân chi nhánh vẫn mang những đặc điểm của riêng nó chính là hoạt động theo ủy quyền của công ty. Do đó, công ty hoàn toàn có thể kí hợp đồng thế chấp với ngân hàng bằng tài sản của chi nhánh.
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Dân sự 2005:
"Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện."
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
>>> Luật sư tư vấn thủ tục thế chấp tài sản đứng tên chi nhánh: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về tài sản có thể được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự.
"Điều 324. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn."
Do vậy trong trường hợp của bạn nếu như số tài sản mà công ty thế chấp cho cả hai bên mà có giá trị lớn hơn tổng giá trị giao dịch khi thế chấp thì hợp đồng thế chấp đó vẫn được tiến hành bình thường. Đồng thời bên bảo đảm phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì hợp đồng thế chấp tài sản phải được công chứng chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 323, Bộ luật Dân sự 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm và Điều 12, Nghị định 11/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
“Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm."