Quan hệ lao động là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong đó các bên được thỏa thuận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Vậy, trong quá trình tồn tại quan hệ lao động, người sử dụng lao động có được cho người lao động nghỉ không lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tiền lương của người lao động:
Theo quy định tại Điều 90
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
– Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo quy định như sau:
Thứ nhất, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động theo nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Thứ hai, người lao động phải trả lương theo kỳ hạn như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài tiền lương làm việc trong giờ làm việc bình thường, người lao động được hưởng tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
2. Quy định về nghỉ có hưởng lương của người lao động:
Trường hợp thứ nhất: Người lao động nghỉ có hưởng lương trong trường hợp ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo
– Nếu do lỗi của người lao động thì những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trường hợp thứ hai: Người lao động nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Nghỉ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý: Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ kể trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trường hợp thứ ba: Người lao động nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019, theo đó:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Lưu ý:
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Trường hợp thứ tư: Người lao động nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 trong các trường hợp sau:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
3. Các trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương:
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động nghỉ việc không hưởng lương trong các trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp thứ nhất: Nghỉ khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác) trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Lao động nữ mang thai tạm hoãn hợp đồng
– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
– Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Trường hợp thứ hai: Người lao động ngừng việc do lỗi của chính họ theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019
Trường hợp thứ ba: Người lao động nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
-Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định, nghỉ không lương là một trong những quyền lợi của người lao động. Ở một góc độ khác, liệu đây có phải là nghĩa vụ mà người lao động phải tuân theo?
Với quy định này, nghỉ không lương là quyền lợi của người lao động. Nếu không đảm bảo cho người lao động nghỉ không hưởng lương đúng quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 17