Trong một số trường hợp nhất định, công ty có yêu cầu người lao động làm việc tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong quá trình làm việc, pháp luật lao động cũng ưu tiên khuyến khích sự thỏa thuận của các bên. Vậy công ty có được phép cho người lao động làm việc tại nhà hay không?
Mục lục bài viết
1. Công ty có được cho lao động làm việc tại nhà hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Cần phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động, nhà nước khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo quyền lợi cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động;
– Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động, cần phải quản lý lao động theo đúng quy định của pháp luật, quá trình lao động cần phải đảm bảo tính dân chủ và công bằng, văn minh và bình đẳng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động trong xã hội;
– Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm, dạy nghề và học nghề để vừa lao động có việc làm, hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động trên thực tế, đồng thời áp dụng một số quy định của
– Có chính sách phát triển và phân bố nguồn nhân lực hợp lý, nâng cao năng suất lao động của người lao động, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động, hỗ trợ duy trì chuyển đổi nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm thuận lợi cho người lao động, cần phải yêu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;
– Có chính sách phát triển thị trường lao động phù hợp, đa dạng hóa các hình thức kết nối cung và cầu trong quan hệ lao động;
– Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động tham gia vào quá trình đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng các quan hệ lao động một cách tiến bộ và hài hòa ổn định;
– Đảm bảo bình đẳng giới trong quan hệ lao động, quy định chế độ lao động và các chính sách xã hội phù hợp nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người cao tuổi báo lao động là người chưa thành niên.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật lao động hiện nay ưu tiên sự thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động. Vì vậy người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 167 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về người lao động nhận công việc về làm tại nhà. Theo đó, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thể nhận việc về nhà làm.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay không dám cấm công ty không được phép cho lao động làm việc tại nhà, đồng thời cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận công việc về nhà làm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động trong nhiều trường hợp khác nhau, linh hoạt quá trình tìm kiếm thu nhập của người lao động. Pháp luật không bắt buộc người lao động phải làm việc ở nhà hay làm việc ở công ty hay ở bất kỳ một địa điểm nhất định nào khác, đây là hoàn toàn xuất phát từ sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động với nhau.
Tóm lại, công ty hoàn toàn có thể cho lao động làm việc tại nhà dựa trên sự thỏa thuận với người lao động đó. Việc nhân viên đồng ý nhận công việc về nhà làm và công ty đồng ý với việc cho nhân viên làm việc tại nhà là có cơ sở pháp lý.
2. Người lao động làm việc tại nhà có được hưởng lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ trả lương của người sử dụng lao động. Theo đó:
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động, quá trình trả lương người sử dụng lao động cần phải căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận với người lao động và căn cứ vào năng suất lao động cũng như tính chất, chất lượng thực hiện công việc của người lao động;
– Tiền lương ghi nhận trong
– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động bắt buộc phải thông báo văn bản kê trả lương cho người lao động, trong đó cần phải ghi rõ số tiền lương của người lao động, tiền lương làm thêm giờ của người lao động, tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động, nội dung khấu trừ vào số tiền bị khấu trừ.
Theo đó thì có thể nói, việc trả lương của người lao động sẽ căn cứ vào tiền lương mà các bên đã thỏa thuận, căn cứ vào năng suất công việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động, quá trình trả lương không căn cứ vào địa điểm làm việc của người lao động, bất kỳ người lao động làm việc ở công ty hay làm việc ở nhà hay làm việc tại bất kỳ địa điểm nào khác theo sự thỏa thuận của các bên thì người lao động đó vẫn sẽ phải được trả lương.
Vì vậy, nếu người lao động vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng trong quá trình làm việc tại nhà, người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền lương cho người lao động theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận về khối lượng công việc và tính chất của công việc khi làm việc tại nhà, thì các bên có thể thỏa thuận lại tiền lương của người lao động được hưởng. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ nghĩa vụ trả lương, trường hợp công ty không trả lương cho người lao động làm việc tại nhà sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy mức độ vi phạm khác nhau công ty sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
3. Người lao động làm việc tại nhà có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động. Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương trong khoảng thời gian từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động sẽ không cần phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó, đồng thời khoảng thời gian này cũng không được sử dụng để tính làm căn cứ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, ngoại trừ trường hợp người lao động nghỉ hưởng
Theo đó, người lao động làm việc tại nhà thuộc trường hợp vẫn được hưởng lương, vì vậy cho nên người lao động làm việc tại nhà vẫn phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bao gồm:
– Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đóng bảo hiểm thất nghiệp;
– Hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, chậm đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp;
– Hành vi chiếm dụng tiền đóng và tiền thưởng bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm thất nghiệp;
– Gian lận hoặc có hành vi giả mạo thành phần giấy tờ hồ sơ trong quá trình thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp;
– Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng mục đích, không đúng quy định pháp luật;
– Có hành vi gây cản trở hoặc gây khó khăn, làm thiệt hại tới quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động hoặc người sử dụng lao động;
– Truy cập và khai thác trái quy định của pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, cơ sở dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp;
– Báo cáo sai sự thật, cung cấp các thông tin không đúng sự thật, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề xử lý vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Cơ quan và tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chậm đóng bảo hiểm xã hội, chiếm dụng tiền đóng một tiền thưởng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên, thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, số tiền chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, thì còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền chậm đóng và thời gian chậm đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền/ngân hàng/các tổ chức tín dụng khác, Kho bạc nhà nước sẽ có trách nhiệm trích từ khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp trực tiếp số tiền chưa đóng, số tiền chậm đóng và lãi suất của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu công ty không thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhân viên làm việc tại nhà thì công ty đó có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: