Quyền lợi người lao động khi công ty cho nghỉ tạm thời, cho ngừng việc. Người lao động có được hưởng lương khi nghỉ vì công ty hết việc, bị cho tạm ngừng việc?
Từ khi nước ta có bước phát triển từ nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ xã hội nói chung và đặc biệt là quan hệ lao động nói riêng cũng có sự chuyển biến đáng kể. Đây là mối quan hệ đặc biệt bởi nó vừa mang tính chất là quan hệ kinh tế vừa là quan hệ xã hội có tính nhân văn sâu sắc.
Bản chất quan hệ lao động là mối quan hệ được tạo lập trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện giữa người sử dụng lao động và người lao động về các quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau trên cơ sở quy định của pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ luật lao động được ban hành đã và đang tạo nên hành lang pháp lý vững chắc điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Đây không chỉ là cơ sở nền tảng để đảm bảo cho việc quản lý của nhà nước về lao động một cách đồng bộ, thống nhất mà đặc biệt còn là cơ sở bảo đảm về quyền và lợi ích cho người lao động.
Bên cạnh những điều chỉnh liên quan về tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,…cho người lao động thì luật lao động còn quy định về quyền lợi cho người lao động trong những trường hợp đặc thù, điển hình như chế độ cho người lao động trong tình huống ngừng việc. Vậy, trong những trường hợp nào người lao động phải ngừng việc? Và pháp luật quy định như thế nào về chế độ cho những người lao động khi ngừng việc?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tiền lương trong pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 90
Thứ nhất, xét về mặt bản chất, tiền lương mà người lao động được phía người sử dụng lao động chi trả chính là số tiền được hai bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở công việc mà người lao động thực hiện hoặc chức danh mà họ đảm nhiệm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Theo quy định tại nghị định 90/2019/NĐ-CP, hiện tại mức lương tối thiểu vùng được xác định cụ thể như sau:
– Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp trên địa bàn vùng I, mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/ tháng
– Người lao động làm việc tại các đơn vị trong địa bàn vùng II có mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/ tháng
– Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3.430.000 đồng/ tháng, vùng IV là 3.070.000 đồng/ tháng
Thứ hai, về thành phần của tiền lương được chi trả cho người lao động
Tiền lương mà người lao động được chi trả theo thỏa thuận với người sử dụng lao động không chỉ bao gồm tiền lương theo công việc hay chức danh mà còn bao gồm cả các phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cụ thể:
– Phụ cấp lương cho người lao động là một khoản tiền mang tính chất bù đắp đối với người lao động cho các yếu tố trong lao động như điều kiện làm việc, tính chất, mức độ của công việc được làm.
– Các khoản bổ sung khác được xác định là những khoản tiền được bổ sung thêm cho người lao động ngoài tiền lương và những khoản phụ cấp lương như đã nêu ở trên. Những khoản bổ sung này phải là những khoản có liên quan đến công việc của người lao động.
Thứ ba, về căn cứ đánh giá mức lương trả cho người lao động
Theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở việc đánh giá về năng suất cũng như chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt về giới tính giữa những người lao động cùng công việc.
2. Quy định về tiền lương ngừng việc cho người lao động theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019, tùy vào việc người lao động phải ngừng việc trong những trường hợp khác nhau mà chế độ tiền lương dành cho người lao động trong thời gian ngừng việc cũng được xác định khác nhau, cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, đối với trường hợp người lao động ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.
– Trong trường hợp này, khi người lao động phải ngừng việc, không được làm việc xuất phát từ những lý do có lỗi của người sử dụng lao động thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ. Theo đó ở tình huống ngừng việc này người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động như những ngày làm việc bình thường theo đúng quy định của pháp luật.
– Về cơ sở để người sử dụng lao động tính tiền lương trả cho người lao động trong khoảng thời gian mà người lao động của họ phải ngừng việc trong trường hợp này chính là tiền lương mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động
– Về hình thức để trả lương cho người lao động trong thời gian họ phải ngừng việc được thực hiện theo đúng hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận với nhau theo hợp đồng lao động hai bên đã ký. Chẳng hạn, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động làm việc cho mình theo từng tháng, theo tuần, theo ngày, giờ làm việc, theo sản phẩm hoặc theo khoán.
Trường hợp thứ hai, người lao động ngừng việc do yếu tố lỗi từ chính bản thân người lao động
– Trong trường hợp này, người lao động ngừng việc do lỗi của chính bản thân họ thì người sử dụng lao động không phải trả lương
– Lưu ý, nếu trường hợp có những người lao động khác trong cùng nơi làm việc phải ngừng việc do lỗi của một người lao động khác thì những người này vẫn được trả lương. Tuy nhiên mức lương họ được trả sẽ do sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với họ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Trường hợp thứ ba, trong trường hợp không phải do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động
– Những trường hợp được xác định là ngừng việc nhưng không do lỗi của người sử dụng lao động bao gồm:
+ Người sử dụng lao động buộc phải cho ngừng việc do gặp các sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động
+ Các nguyên nhân khách quan phát sinh không lường trước được dẫn đến việc phải cho người lao động ngừng việc như dịch bệnh, địch họa, thiên tai, hỏa hoạn, di dời địa điểm hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Người sử dụng cho người lao động ngừng việc vì lý do kinh tế
– Tiền lương trong thời gian ngừng việc được tính như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
3. Ngừng việc có được hưởng lương và đóng BHXH không?
Luật sư tư vấn
Thứ nhất, về chế độ tiền lương khi ngừng việc, tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
“3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu“.
Như vậy, đối chiếu với quy định tại Khoản 3 của quy định này, việc người lao động phải ngừng việc do dịch NCOV-19 là nguyên nhân khách quan. Do đó, khi các bạn phải ngừng việc thì công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả lương cho các bạn như bình thường. Và mức lương được chi trả trong trường hợp này sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV”.
Thứ hai, về việc đóng bảo hiểm xã hội, theo quy định của
“Điều 42. Quản lý đối tượng
…………
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Như vậy, theo quy định này, khi bạn phải nghỉ tạm ngừng công việc vì lý do dịch bệnh, mặc dù trong tháng đó số ngày làm việc mà bạn nghỉ đã từ 14 ngày trở lên tuy nhiên những ngày này bạn vẫn được hưởng lương. Do đó,trong trường hợp này, bạn vẫn được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.