Hiện nay, các công trình tạm không còn là một trong những khái niệm quá xa lạ đối với nhiều người, những công trình nhà tạm, công trình tạm vẫn được xây dựng và xuất hiện ngày càng nhiều. Công trình tạm là gì? Quy định về xây dựng nhà tạm, công trình tạm?
Mục lục bài viết
1. Công trình tạm là gì?
Tại Điều 131
(1) Công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ đối với việc thi công xây dựng công trình chính.
(2) Công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ đối với việc sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm theo quy định của pháp luật.
– Nhà tạm là loại nhà không đảm bảo mức độ sử dụng, tiện nghi tối thiểu, thiếu các diện tích đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu: Bếp, nhà ăn, công trình phụ, ph Xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy có niên hạn sử dụng dưới vài năm theo quy định của pháp luật.
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền chấp thuận về địa điểm xây dựng công trình tạm, quy mô xây dựng công trình tạm cũng như thời gian tồn tại của công trình tạm theo quy định của pháp luật.
– Chủ thể tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng: pháp luật quy định về chủ thể tiến hành tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm.
– Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương cũng có sự tham gia trong quá trình tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định của pháp luật nếu công trình tạm đó ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng.
– Khi hết thời gian tồn tại cũng như khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào hai thác sử dụng thì công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm theo quy định của pháp luật do chủ đầu tư đề nghị nếu công trình phù hợp với quy hoạch. Việc yêu cầu chấp thuận như vậy là cơ sở để bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đặc điểm của công trình tạm, nhà tạm:
+ Thứ nhất, công trình tạm, nhà tạm là sản phẩm do con người tạo ra:
Trên thực tiễn, đây là loại hình sản phẩm được kết tinh bởi sức lao động (cả lao động chân tay và lao động trí óc) của con người. Đặc điểm nhận diện này nhằm loại trừ những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba do những vật không được tạo thành từ sức lao động của con người như: thiệt hại do sự sụp đổ của hang động tự nhiên, do sạt lở đất, đá, do gẫy đổ của cây cối…Đặc điểm này cũng cho thấy sự khác biệt giữa nhà cửa, công trình xây dựng khác với các tài sản khác như cây cối, súc vật. Súc vật, cây cối là sản phẩm của tự nhiên. Việc sinh trưởng và phát triển của loại tài sản này tuân theo những quy luật của tự nhiên và trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, con người hoàn toàn không thể hiểu và kiểm soát hết được. Do đó, trong nhiều trường hợp, mặc dù con người đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiểm soát, ngăn chặn, nhưng cây cối, súc vật vẫn có thể tự gây thiệt hại (trâu bò đến mùa động dục bất chợt lồng lên tấn công con người; cây cối mặc dù được cắt tia cẩn thận nhưng phần rễ cây vẫn có thể đâm sang nhà hàng xóm gây thiệt hại..).
– Còn đối công trình tạm, nhà tạm là sản phẩm do con người tạo ra, nên ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng…con người có thể dự liệu và phải dự liệu được những giải pháp để đảm bảo sự an toàn cho người khác trong quá trình xây dựng, khai thác, sử dụng.
Thứ hai, công trình tạm, nhà tạm là sự liên kết giữa các vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt vào công trình. Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng. Để tạo thành công trình xây dựng đòi hỏi giữa các vật liệu xây dựng phải có sự liên kết với nhau. Sự liên kết này thông thường được tạo thành bởi những chất kết dính (vữa, xi măng, thạch cao, thuỷ tinh lỏng..) hoặc bằng kỹ thuật xây dựng đặc biệt.
Tương tự như vậy, thiết bị lắp đặt vào công trình cũng phải có sự liên kết với công trình. Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng.
Về bản chất, nếu đứng độc lập thì vật liệu xây dựng hay những thiết bị lắp đặt vào công trình không được coi là nhà cửa, công trình xây dựng nhưng khi có sự liên kết với nhau thì những vật liệu, thiết bị này tạo thành nhà cửa, công trình xây dựng khác.
– Ý nghĩa của việc phân định giữa hai loại trách nhiệm này nằm ở việc xác định ai là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, đặc biệt trong trường hợp chủ sở hữ không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng căn nhà mà giao cho chủ thể khác.
3. Quy định về xây dựng nhà tạm, công trình tạm:
Tại Khoản 30 Điều 3 và Điều 94 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện xây dựng nhà tạm, theo đó, để xây dựng nhà tạm thì cần có những điều kiện như sau:
+ Thứ nhất, nhà tạm phải là nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, nhà tạm phải phù hợp với quy định về quy mô công trình do UBND cấp tỉnh ban hành cho từng khu vực. Thời hạn hiện hữu của nhà tạm dựa theo tiến trình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Thứ ba, nhà tạm nằm trong khu vực phân khu quy hoạch xây dựng của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Thứ tư, người dựng nhà tạm cần cam kết tự phá dỡ khi nhà tạm hết thời hạn sử dụng được ghi trong giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà tạm, công trình xây dựng tạm:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ: đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn, (2) giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng đất và nhà ở theo quy định của
+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện.
– Lưu ý: Khi xin phép xây dựng nhà tạm thì nhà tạm được cấp phép xây dựng có thời hạn có quy mô không quá 04 tầng (bao gồm cả tum). Chiều cao từ mặt đất đến phần cao nhất của nhà không quá 15m, không được có tầng hầm, bán hầm.
Chủ đầu tư cần có bản cam kết tự phá dỡ nhà tạm khi hết thời hạn hiện hữu, được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn. Đối với phần công trình phát sinh sau khi công bố quy hoạch, chủ đầu tư không được phép yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy được, hiện nay công trình tạm, nhà tạm xuất hiện rất nhiều và để đảm bảo cho những công trình tạm, nhà tạm được sử dụng và được cấp phép xây dựng theo đúng quy định thì pháp luật đã đưa ra những điều khoản, những quy định về việc xây dựng, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tạm, nhà ở tạm để đảm bảo cho những công trình tạm, nhà tạm này vẫn được duy trì như những công trình xây dựng khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật xây dựng 2014.