Trên thực tế chúng ta thấy việc xây dựng công trình hiện nay được phân theo các cấp khác nhau và tùy theo công năng sử dụng của nó mà được phân ra thành các cấp công trình khác nhau như công trình cấp 1 2 3 4. Cùng tìm hiểu các cấp công trình này qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Công trình cấp 1 là gì?
Công trình cấp 1 là phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất về quy mô công suất, kết cấu và tầm quan trọng. Nói cách khác, khi sự cố xảy ra, chúng có thể dẫn đến những tác động khủng khiếp tới tài sản, tính mạng của một cộng đồng dân cư hoặc sự phát triển kinh tế – xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Chẳng hạn, với nhà ở dân dụng, công trình cấp 1 sẽ là những tòa nhà có chiều cao từ 75 – 200m, số tầng từ 21 – 50 và tổng diện tích sàn trên 20.000m2. Với công trình công nghiệp luyện kim màu, CT cấp 1 sẽ là các nhà máy có sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm.
Công trình cấp 1 tiếng Anh là: Level 1 building.
2. Quy định về công trình cấp 1 2 3 4:
Căn cứ theo quy định tại điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình Thông tư Số: 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:
a) Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.
3. Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;
b) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:
a) Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;
b) Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
Như vậy căn cứ theo quy định này thì để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý phân hạng năng lực của chủ thể tham gia xây dựng như kỹ sư thi công công trình cấp IV có cần chứng chỉ năng lực hành nghề không? Các nhà thầu xây dựng công trình cấp I sẽ phải có chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định thế nào.
Bên cạnh đó việc quy định về chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế của công trình như các bước thiết kế của công trình đặc biệt, công trình cấp I, những tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết phải đáp ứng. Xác định được cơ quan có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế và nghiệm thu công trình.
Ngoài ra việc phân cấp công trình còn có ý nghĩa trong việc quản lý chi phí đầu tư và
3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng Thông tư Số: 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
1. Áp dụng cấp công trình để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập với nhau, áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
d) Các trường hợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.
Theo quy định này ta thấy pháp luatajq uy định rất chi tiết vấn đề ap dụng cấp công trình khác nhau theo đó đây cũng được xem như là một cách thức phân nhóm công trình xây dựng dựa trên một trong hai tiêu chí là quy mô công suất, tầm quan trọng hoặc là loại và quy mô kết cấu áp dụng cho những công trình nhất định theo quy định.
Những công trình này đều có văn bản chuẩn xác rõ nét trước khi áp dụng đưa vào hoạt động. Chủ đầu tư có trách nhiệm
Với định hướng là phân cấp công trình theo tầm quan trọng thì việc phân cấp sẽ căn cứ dựa vào mức độ ảnh hưởng của công trình đó tới tài sản, với con người và cộng đồng khi sự cố xảy ra. Hoặc căn cứ vào ảnh hưởng của công trình đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội ở trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Mỗi loại công trình hiện nay có những quy định về cấp công trình xây dựng riêng biệt. Nhưng về cơ bản thì tất cả đều được chia thành 5 cấp đó là cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Khi một công trình đồng thời đáp ứng được tiêu chí của nhiều cấp thì cấp công trình sẽ được xác định dựa theo cấp cao nhất có thể.
Như vậy ta thấy việc phân bậc, phân hạng công trình có ý nghĩa hết sức lớn trong công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội nước nhà. Việc này còn biểu hiện hướng nhìn chiến nước của giới chức trách và các nhà đầu tư. Giúp các nhà đầu tư hoạch định nên đầu tư phát triển mạnh cho các hạng mục công trình nào, cần bảo dưỡng tu dưỡng công trình nào và khai thác công trình nào cho lợi nhuận lớn.
Ngoài ra khi các công trình được phân cấp rõ ràng, người dân sẽ tuân hành chặt chẽ hơn các quy trình hoạt động cũng như sử dụng sản phẩm. Vừa đảm bảo riêng biệt tính mạng người sử dụng và chắc chắn vận hành liên tiếp các công trình mà không gặp sự cố.