Hiện nay, thực tế có rất nhiều cá nhân hay gia đình tự sáng tạo ra những công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm mới lạ và tạo ra món ăn ngon và dùng trong việc kinh doanh buôn bán. Do vậy, trên tinh thần không muốn bị lấy cắp công thức hay quy trình chế biến thực phẩm mà nhiều người trăn trở liệu công thức nấu ăn hay chế biến thực phẩm có thể được bảo hộ được không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm có được bảo hộ không?
- 2 2. Các hình thức để bảo hộ công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm:
- 3 3. Thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh:
- 4 4. Quyền của chủ sở hữu khi công thức nấu ăn được đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh:
- 5 5. Những hành vi nào được coi là xâm phạm đến công thức nấu ăn được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh:
1. Công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm có được bảo hộ không?
Công thức nấu ăn có thể hiểu là các danh sách hướng dẫn cho biết làm thế nào để chuẩn bị và chế biến một món ăn. Các bước hướng dẫn bao gồm khâu chuẩn bị từ nguyên liệu, phụ liệu với một liều lượng nhất định. Trên thực tế, nếu các công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm đáp ứng các điều kiện là đối tượng của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp hay bí mật kinh doanh thì vẫn có thể được bảo hộ.
2. Các hình thức để bảo hộ công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4
Trong đó, quyền tác giả được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc chính mình sở hữu.
Những quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với các đối tượng gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ theo quy định trên, công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm có thể được bảo hộ dưới hình thức sau: tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh:
Hiện nay, quyền tác giả đối với tác phẩm và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được thiết lập mà không cần đăng ký.
Tuy nhiên, khách hàng nên lựa chọn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh sẽ tốt hơn. Bởi đối với tác phẩm, quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới hình thức thể hiện chứ không áp dụng đối với ý tưởng hay nội dung tác phẩm.
Về nguyên tắc, bí mật kinh doanh được hiểu là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ và chưa được bộc lộ cũng như có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 84
– Bí mật kinh doanh đó không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
– Sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó khi sử dụng bí mật kinh doanh đó trong quá trình kinh doanh của mình.
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Như vậy, nếu như công thức nấu ăn, chế biến thực phẩm đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên của bí mật kinh doanh thì sẽ được bảo hộ theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Những đối tượng sau sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh, bao gồm: bí mật về nhân thân; bí mật về quản lý nhà nước; bí mật về quốc phòng, an ninh; các thông tin bí mật khác mà không có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh:
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 6
Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập một cách tự động, hiển nhiên, không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khác với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,…
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh thì có thể đăng ký dưới hình thức bảo hộ sáng chế. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế:
Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu.
– Bản mô tả sáng chế, bao gồm ba phần:
+ Phần mô tả.
+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế.
+ Hình vẽ/sơ đồ (nếu có).
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký.
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Địa chỉ số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam còn có hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hình thức hồ sơ:
Cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ.
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
Thời gian thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký sáng chế.
Bước 5: Tiến hành thẩm định nội dung:
Chủ thể nộp hồ sơ cần gửi yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá nội dung trên các tiêu chí về tính mới của đối tượng; trình độ sáng tạo cũng như khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng được bảo hộ.
Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện để được bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.
Trường hợp đối tượng đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Thời gian thẩm định: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố đơn.
4. Quyền của chủ sở hữu khi công thức nấu ăn được đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khi công thức nấu ăn được đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh sẽ được hưởng các quyền như:
– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh..
Ngoài những quyền trên thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau:
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
– Bộc lộ dữ liệu bí mật với mục đích để nhằm bảo vệ công chúng.
– Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại.
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
5. Những hành vi nào được coi là xâm phạm đến công thức nấu ăn được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi xâm phạm đến quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm:
– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh khi không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
– Vi phạm hợp đồng bảo mật hay có các hành vi lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật thông tin để tiếp cận sau đó làm lộ thông tin.
– Biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó nhưng sử dụng và bộc lộ bí mật kinh doanh
– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: