Điều kiện, quy trình công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp. Điều kiện để được công nhận trình độ lý luận trung cấp chính trị? Hướng dẫn quy trình công nhận trình độ trung cấp chính trị?
Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng. Điều kiện, quy trình công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết sẽ giúp nắm rõ về vấn đề này.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Quy định số 256-QĐ/TW của Ban Bí thư ngày 16/9/2009.
–
– Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Ban tuyên giáo Trung ương.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp
Mục đích của việc công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.
Đối tượng được công nhận là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 256-QĐ/TW.
Điều kiện công nhận được xác định theo điều 3, Quy định số 256-QĐ/TW điều này được hướng dẫn bởi điểm 1 hướng dẫn 69/HD-BTGTW năm 2013.
“Lấy Chương trình sơ cấp lý luận chính trị theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW, ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị làm căn cứ để xác định trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị; Chương trình yêu cầu được xác định phải là các chương trình giáo dục lý luận chính trị do các cơ quan có thẩm quyền về giáo dục và đạo tạo của Đảng và Nhà nước thực hiện.
– Chương trình lý luận chính trị mà người có nhu cầu xác nhận đã học được tính tương đương Sơ cấp lý luận chính trị khi có ít nhất 80% số tiết lên lớp và 3/4 nội dung của chương trình tương đương với Chương trình được lấy làm căn cứ để xác định. Nếu chương trình đề nghị xác nhận chưa bảo đảm về thời lượng hay nội dung thì Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có thể tổ chức lớp bồi dưỡng cho đủ yêu cầu.
– Giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức xác định và cấp giấy xác nhận trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị cho người yêu cầu. Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và thẩm định việc xác nhận để bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời…”
Theo
Từ ngày 16-9-2009, Quy định số 256-QĐ/TW của Ban Bí thư có hiệu lực thì Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) bị bãi bỏ. Những trường hợp xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH sau ngày 16-9-2009 là không có giá trị pháp lý.
Việc cấp giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị do Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cấp trước đây cho các trường hợp là cán bộ, đảng viên, đúng đối tượng, được cấp có thẩm quyền cử đi học, được công nhận có giá trị tương đương cao cấp lý luận chính trị. Các trường hợp đã được cấp, nhưng khi đi học là sinh viên, không thuộc đối tượng học cao cấp lý luận chính trị, không có giá trị công nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị; các trường hợp này, sau khi học xong, được xem xét tham dự các lớp hoàn chỉnh kiến thức để được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hằng năm.
Từ ngày 01-6-2016, việc cấp giấy xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị đối với học viên học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền và chỉ áp dụng cho các trường hợp là cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng học cao cấp lý luận chính trị, tốt nghiệp đại học (văn bằng 2) đối với các chuyên ngành lý luận chính trị (khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chính trị học). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thẩm định nội dung, chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện chặt chẽ quy trình xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị cho các đối tượng nêu trên.
2. Quy trình công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp
Theo Điều 4 của Quy định số 256-QĐ/TW, ngày 16/9/2009 của Ban Bí Thư Trung ương quy định thẩm quyền, trách nhiệm xác định như sau:
– Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo.
– Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.
…..
Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
Thẩm quyền, quy trình, thủ tục tiến hành và cấp giấy xác nhận tại điều này được hướng dẫn bởi điểm 1 và điểm 2 Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW, quy trình, thủ tục tiến hành xác định và cấp giấy xác nhận:
– Người có nhu cầu xác nhận trình độ lý luận chính trị phải có hồ sơ đề nghị gồm: Đơn đề nghị xác định trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị; các văn bằng, chứng chỉ; bảng điểm (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) chương trình lý luận chính trị đã được học; công văn đề nghị của cơ quan, chính quyền, đơn vị công tác.
– Căn cứ công văn đề nghị, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức xác định trình độ lý luận chính trị cho người có nhu cầu.
Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị có giá trị theo quy định tại Điều 5 Quy định 256 – QĐ/TW ngày 16/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X); Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc tổ chức in theo mẫu chung do Ban Tuyên giáo Trung ương quy định.
TƯ VẤN TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư! Tôi tốt nghiệp bác sĩ khóa dài hạn chính qui của Học viện Quân y năm 1999. Theo qui định Số:
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, vì bạn Tốt nghiệp chính quy của Học Viện Quân Y năm 1999 nên theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH thì trường hợp của bạn thuộc vào nhóm đối tượng được công nhận trình độ lý luận chính trị trung cấp. Việc xác định trình độ lý luận chính trị được áp dụng chung cho cả nước, ở các hệ thống đào tạo (hệ thống trường Đảng, hệ thống trường Nhà nước, trường lực lượng vũ trang, trường các đoàn thể).
Theo Quy định số 256-QĐ/TW thì những đối tượng đã tốt nghiệp sau ngày 16/9/2009 thì phải áp dụng Quy định số 256-QĐ/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ngược lại, những đối tượng tốt nghiệp trước ngày 16/9/2009 không thuộc trường hợp phải xác định lại trình độ lý luận chính trị.
Tóm lại, những đối tượng nằm trong giai đoạn Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09/0l/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đến trước ngày Quy định số 256-QĐ/TW ngày 16/9/2009 của Ban Bí Thư Trung ương có hiệu lực vẫn được công nhận trình độ Trung cấp lý luận chính trị. Đối với đối tượng không nằm trong Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH, hoặc sau ngày 16/9/2009 quy định 256-QĐ/TW có hiệu lực thì không được công nhận mà phải áp dụng qui định mới.
Với trường hợp của bạn, đã được công nhận trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 09/01/2004 thì sẽ không phải theo học lại lớp trung cấp chính trị theo yêu cầu của cơ quan bạn nữa.
Nếu bạn đã được cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH và được ghi trong hồ sơ lý luận của cán bộ, đảng viên và được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức theo Điều 5 Quy định số 256-QĐ/ TW, còn nếu bạn không có giấy tờ gì xác nhận trình độ Lý Luận chính trị thì phải làm tủ tục để các cơ sở đào tạo Lý luận chính trị cấp giấy xác nhận.
Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng (trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số môn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên, bạn xem xét áp dụng với trường hợp của mình.